Phá 1.300 gốc nho, thủ phạm để lại lời thông báo

Toàn bộ rẫy nho đều héo rũ
Vườn nho 1.300 gốc này của anh Trương Tấn Tâm ở KP 10, thị trấn Phước Dân.
Anh Trương Tấn Tâm cho biết có 118 gốc nho bị dùng dao chặt ngang gốc, số còn lại chết do có người lén bỏ thuốc diệt cỏ vào bồn pha thuốc xịt nấm, sau khi gia đình tiến hành xịt nấm cho trái thì toàn bộ rẫy nho đều héo rũ, không thể cứu chữa.
Hơn 1.300 gốc nho của anh Tâm đều đang trong giai đoạn cho trái và đơm bông, ước tính có hơn 10 tấn nho sẽ được thu hoạch khi đến vụ.
Để có được rẫy nho hơn 1.300 gốc này, trong gần bốn năm qua gia đình anh Tâm đã đầu tư trên 1 tỉ đồng, trong đó phần lớn là vay ngân hàng và người thân.
Liên quan đến động cơ phá hại, chị Phan Thị Phúc, vợ anh Tâm, cho biết khi phá xong vườn nho, kẻ xấu đã để lại tấm bảng ghi dòng chữ “mua bán lừa đảo” trước nhà chị.
Chị Phú nói từ trước đến nay không mua bán cũng không lừa đảo ai nên không thể biết tại sao kẻ xấu lại phá vườn nho nhà mình.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, thượng tá Lê Mai - phó trưởng Công an huyện Ninh Phước - đánh giá đây là vụ việc rất nghiêm trọng và công an huyện sẽ chỉ đạo khẩn trương làm rõ
Những hình ảnh tan nát, héo rũ của rẫy nho 1.300 gốc sau khi bị phá hại
Có thể bạn quan tâm

Sản xuất và xuất khẩu trái cây là một trong những vấn đề được nhà vườn Bến Tre quan tâm, nhất là trong thời kỳ chuẩn bị hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.

Lão nông Đàm Văn Long được coi là tấm gương sản xuất giỏi, vươn lên làm giàu từ mô hình trồng cây ăn quả ở vùng ĐBSCL.

Ngày 6/11, ông Cao Văn Sáng, Chủ tịch Hội nông dân xã Thạnh Mỹ (Tân Phước, Tiền Giang) cho biết, dứa (khóm) tại địa phương thương lái thu mua đạt từ 6.000 đ đến 6.200 đ/kg, tăng gần gấp đôi cùng kỳ năm trước.

Theo nhiều nông dân trồng trái cây trên địa bàn tỉnh, vài năm trở lại đây, giá trái cây bấp bênh và ngày càng có xu hướng giảm.

Con rươi từ lâu đã nổi tiếng như là “lộc trời” ban tặng cho vùng đất Đệ tứ chiến khu Đông Triều (Quảng Ninh).