Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Perkinsus: Ký Sinh Trùng Gây Chết Nghêu Hàng Loạt

Perkinsus: Ký Sinh Trùng Gây Chết Nghêu Hàng Loạt
Ngày đăng: 03/06/2011

Từ đầu năm tới nay diện tích nuôi nghêu đã thả giống khoảng 266 ha, tập trung chủ yếu ở khu vực TP. Bạc Liêu (255 ha) và huyện Đông Hải (11 ha) với sản lượng thu hoạch khoảng 70 tấn. Thời gian qua đã từng xảy ra hiện tượng nghêu chết chưa rõ nguyên nhân, do đó tăng phòng ngừa dịch bệnh là biện pháp cần rất cần thiết để đảm bảo hiệu quả sản xuất.

ngheu-chet-hang-loat

Theo kết quả phân tích mẫu nghêu chết hàng loạt ở Cần Giờ (TP. HCM), Tiền Giang, Bến Tre, các cơ quan nghiên cứu cho thấy nguyên nhân chủ yếu là do nghêu nhiễm ký sinh trùng Perkinsus (chiếm 12 – 98% mẫu thu), gây thiệt hại 80 – 90% diện tích nuôi nghêu. Do Perkinsus là bệnh nguy hiểm có khả năng lây lan thành dịch nên Tổ chức Thú y thế giới (OIE) đã đưa Perkinsus vào danh mục đối tượng cần kiểm dịch nghiêm ngặt. Mặc dù, cơ quan chuyên môn chưa phân tích bệnh này trên nghêu nuôi tại Bạc Liêu, nhưng thực tế thời gian qua cũng đã từng xảy ra hiện tượng nghêu chết, để chủ động phòng ngừa dịch bệnh cho vùng nuôi nghêu của Bạc Liêu, tránh xảy ra thiệt hại như các địa phương khác, cần thiết phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả như sau:

Tăng cường vệ sinh bãi nghêu, thu gom nghêu chết, nền đáy là nơi chứa đựng mầm bệnh nên tranh thủ thời gian phơi bãi để rải vôi khử trùng.

Nghêu giống cần phải được xử lý bằng cách tắm nước ngọt để loại bỏ dạng bào tử của Perkinsus trước khi thả nuôi.

Giảm mật độ thả giống để hạn chế phát sinh dịch bệnh, áp dụng kỹ thuật san thưa, đầu tư mở rộng bãi nghêu mới, đảm bảo nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho nghêu phát triển tốt.

Thả giống theo hình thức cuốn chiếu để tăng thời gian nghỉ cho các bãi nghêu, góp phần phục hồi nền đáy giúp nghêu phát triển tốt. Thực hiện nuôi khoanh vùng hoặc cắt vụ nhằm hạn chế sự hiện diện của mầm bệnh tồn lưu trong nền đáy.

Hạn chế vận chuyển giống từ các vùng có dịch bệnh nhất là vùng đang có dịch Perkinsus để tránh lây lan mầm bệnh từ ngoài vào địa phương.

Sự xuất hiện của Perkinsus có liên quan đến độ mặn và nhiệt độ cao vì vậy cần chú ý mùa vụ thả nuôi thích hợp. Vào mùa khô, thiếu dinh dưỡng bị thiết hụt cũng là nguyên nhân làm cho nghêu suy yếu dễ nhiễm bệnh.

Trong trường hợp xảy ra dịch bệnh cần báo ngay với cơ quan chức năng để có hướng xử lý và khuyến cáo kịp thời.


Có thể bạn quan tâm

Trồng dưa hữu cơ, giá đắt nhưng lúc nào cũng 'cháy hàng' Trồng dưa hữu cơ, giá đắt nhưng lúc nào cũng 'cháy hàng'

Bén duyên với nông nghiệp công nghệ cao ngay sau khi rời giảng đường, anh Nguyễn Mạnh Hùng đầu tư trồng các loại dưa hữu cơ, cho giá trị gấp 3 lần

08/10/2021
Trồng rau theo triết lý '3 không, 4 sạch' Trồng rau theo triết lý '3 không, 4 sạch'

Trồng rau theo triết lý '3 không' (không thuốc BVTV hóa học, không thuốc diệt cỏ, không thuốc tăng trường) và '4 sạch' (giống sạch, đất sạch, nước sạch)

11/10/2021
Làm giàu từ cây ăn quả nhờ áp dụng kỹ thuật Làm giàu từ cây ăn quả nhờ áp dụng kỹ thuật

Từ chỗ trồng cây được chăng hay chớ, bà con vùng cao huyện Bảo Thắng (Lào Cai) đã thuần thục các kỹ thuật thâm canh cây cây ăn quả, cho ra quả trái vụ.

18/10/2021
Chuyển đổi mô hình nuôi dê ở vùng hạn, mặn Chuyển đổi mô hình nuôi dê ở vùng hạn, mặn

Ở Sóc Trăng, nghề nuôi dê tạo thêm sinh kế mới trên vùng đất chuyển đổi, thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi khô hạn. Nhiều nông dân nghèo khá lên nhờ nuôi dê.

05/11/2021
Làm mới chè truyền thống Làm mới chè truyền thống

Bài toán đưa chè Thái Nguyên trở thành đồ uống phổ biến trong nước và dần chiếm lĩnh thị trường nước ngoài đã bắt đầu được quan tâm tại vùng chè đặc sản

10/11/2021