Ớt Vụ Đông Mất Mùa, Mất Giá Ở Tứ Kỳ (Hải Dương)

Vụ đông này, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) trồng được khoảng 90 ha ớt, tập trung ở 2 xã: Nguyên Giáp 35 ha, Hà Thanh 35 ha.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bão số 8, hầu hết diện tích ớt đều bị thiệt hại, phải phá bỏ. Sau đó, nông dân xã Nguyên Giáp trồng lại được 5 ha, xã Hà Thanh trồng được 38 ha, chủ yếu là ớt Chỉ thiên và F1 Hàn Quốc.
Đến nay, các diện tích ớt bắt đầu cho thu hoạch. Theo ông Nguyễn Trọng Tải, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp Hà Thanh, do ớt ra hoa vào đúng thời kỳ có nhiều mưa nên tỷ lệ đậu quả không cao. Mặc dù diện tích đã giảm đáng kể, lượng ớt bán ra cũng ít hơn nhiều so với mọi năm, nhưng giá bán vẫn ở mức thấp. Cụ thể, ngày 20-1, mỗi kg ớt nông dân bán được bình quân 13 nghìn đồng, giảm 7 - 9 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến, các diện tích ớt sẽ cho thu hoạch đến tháng 4 hoặc tháng 5-2013.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, huyện Cao Lãnh đẩy mạnh đầu tư khai thác các sản phẩm chủ lực của địa phương như: lúa, xoài, thủy sản, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học... Điểm nổi bật trong sản xuất nông nghiệp của huyện thời gian qua là thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp.

Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế và Đề án phát triển 50 ha cây chanh leo của UBND huyện Vị Xuyên (tập trung tại 3 xã Trung Thành, Ngọc Linh và Bạch Ngọc); sau hơn 4 tháng trồng và chăm sóc, đến nay số diện tích cây chanh leo mùa đầu tiên đã bắt đầu cho thu hoạch, bước đầu cho thấy những kết quả tích cực.

Phát triển kinh tế vườn, đồi là khâu đột phá trong phát triển KT-XH của thôn Nghè, xã Hương Sơn (Quang Bình). Những năm qua, thôn Nghè đã tập trung các nguồn lực đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế mô hình kinh tế vườn, đồi tạo bước chuyển biến đáng kể cho phát triển KT - XH ở địa phương.

Cách trung tâm huyện lỵ Yên Minh không xa, nhưng xã Sủng Thài lại là địa phương có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất huyện. Dù vậy nhưng Đảng bộ, chính quyền và 100% đồng bào dân tộc Mông nơi đây vẫn kiên cường bám trụ, vượt khó, tìm hướng phát triển kinh tế phù hợp để xây dựng cuộc sống ấm no hơn.

Với đặc thù là một tỉnh vùng cao, để phát huy lợi thế của từng vùng, tỉnh ta đã xác định phát triển chăn nuôi là một trong những chương trình kinh tế quan trọng và coi việc phát triển chăn nuôi là một trong những giải pháp hàng đầu để xóa đói giảm nghèo bền vững.