Ông Văng Thành Trưởng xử lý sầu riêng nghịch vụ thu lãi cao

Trước đây, gia đình ông Trưởng sống ở xã Ngũ Hiệp, nhà nghèo, đông anh em, đất canh tác ít. Năm 1987, ông lập gia đình, được cha mẹ cho 2 công đất trồng nhãn tiêu Huế, do không có kỹ thuật canh tác, hàng năm nhãn cho năng suất thấp, cuộc sống khó khăn, ông đi làm thuê, để kiếm tiền trang trải chi tiêu trong gia đình.
Đến năm 2000, vợ chồng ông Trưởng bán 2 công đất trồng nhãn và mua 4 công đất ruộng ở ấp Hiệp Phú, xã Ngũ Hiệp. Trên phần đất mới, ông lên liếp trồng 80 gốc sầu riêng Ri6, thời gian đầu, sầu riêng còn nhỏ, ông tận dụng đất trống trồng chen chuối cao, lấy ngắn nuôi dài.
Nhờ cần cù, chịu khó chăm sóc, nên vườn sầu riêng của ông mỗi năm cho năng suất khá cao và bán được giá, cuộc sống gia đình được cải thiện hơn. Với vốn tích lũy được, ông Trưởng mua thêm đất, đến nay ông đã có 11 công vườn trồng sầu riêng Ri6.
Bên cạnh đó, ông Trưởng tích cực tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật do Hội Nông dân tổ chức, học hỏi kinh nghiệm trên báo, đài và các nhà vườn sản xuất hiệu quả, nhờ vậy mà vườn sầu riêng phát triển tốt, ít sâu bệnh. Khi sầu riêng bắt đầu cho trái, để tránh hàng dội chợ, bị thương lái ép giá, ông chủ động xử lý cho cây ra hoa trái vụ bằng cách sau mỗi vụ thu hoạch, ông tỉa những cành, chồi thừa, chú trọng bón phân chuồng, hữu cơ, sinh học... đồng thời, ông phun thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh, dưỡng lá, giúp cây phục hồi và ra đọt non đồng loạt.
Ông Văng Thành Trưởng chia sẻ: "Vào tháng 4 âm lịch, khi cây ra đủ 3 cơi đọt, lá chuyển sang lụa, tôi đào hộc xung quanh gốc sầu riêng để khống chế bộ rễ, dùng màng nylon phủ kín gốc, điều tiết nước cạn trong mương kết hợp phun thuốc kích thích, giúp cây ra hoa. Khoảng 1 tháng hoa ra nhụy, tôi dùng chổi thụ phấn nhân tạo, phun thuốc định kỳ, bón phân nuôi trái, tỉa bỏ trái xấu, để cây mang trái vừa đủ, hạn chế cây suy yếu. Khoảng tháng 9 âm lịch cây cho thu hoạch, thời điểm này sầu riêng ít, thương lái đến tận vườn mua, giá trung bình 55.000 đồng/kg".
Nhờ áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật, vụ sầu riêng nghịch năm nào ông Trưởng cũng trúng mùa, trúng giá, năng suất đạt 15 tấn/năm, sau khi trừ chi phí ông thu lợi nhuận trên 400 triệu đồng/năm. Nhờ đó, gia đình ông có cuộc sống ổn định, vươn lên làm giàu chính đáng, xây được nhà ở khang trang, nuôi dạy các con ăn học. Nhiều năm liền, gia đình ông Văng Thành Trưởng được công nhận danh hiệu "Gia đình văn hóa" và "Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi" các cấp.
Ngoài ra, ông còn nhiệt tình hướng dẫn kinh nghiệm xử lý sầu riêng nghịch vụ cho bà con, tích cực tham gia vào các chương trình phúc lợi xã hội, để cùng với chính quyền, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Có thể bạn quan tâm

Dúi (có nơi còn gọi là con rúi) được xếp vào loại đặc sản; thịt dúi ngon, mát, giầu đạm. Đây là loại con dễ nuôi, chi phí rất thấp, ít tốn diện tích.

Tổn thất sau thu hoạch lúa gạo tại ĐBSCL hiện nay vẫn còn khá cao, 13,7%, tương đương thiệt hại 635 triệu USD/năm. Trong số này, chiếm cao nhất là khâu phơi sấy mất 4,2%, thu hoạch 3%, xay xát 3%, bảo quản 2,6%, vận chuyển 0,9%. Nếu như tất cả các khâu thu hoạch đều có khiếm khuyết thì tổn thất có thể lên đến 20,6%

Trong một thí nghiệm gần đây thuộc khuôn khổ chương trình nghiên cứu về cá tuyết (CODTECH) do Hội đồng Nghiên cứu Nauy tài trợ, các chuyên gia nghiên cứu về thuỷ sản đã tiến hành so sánh hiệu quả giữa việc sử dụng vi tảo tươi, tảo đóng bánh và bột đất sét trong việc xử lý mùn bã hữu cơ và vi khuẩn trong bể ương ấu trùng trong nuôi cá tuyết.

Năm 1996, Cty Thương mại Nông nghiệp Charoen Pokphand (C.P) đã sản xuất giống cá rô phi đỏ Tabtim nuôi trong lồng bằng cách lai chéo giống rô phi đen, rô phi đỏ Đài Loan và giống rô phi đỏ Florida.

Sau nhiều vụ ốc hương chết hàng loạt, nghề nuôi ốc hương ở Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã dần ổn định và phát triển. Tuy nhiên, do là nghề mang tính tự phát nên bà con ngư dân vẫn lúng túng, bị động khi phát triển nghề này.