Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Ốc Hương Ở Vạn Ninh

Nuôi Ốc Hương Ở Vạn Ninh
Ngày đăng: 17/02/2011

Sau nhiều vụ ốc hương chết hàng loạt, nghề nuôi ốc hương ở Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã dần ổn định và phát triển. Tuy nhiên, do là nghề mang tính tự phát nên bà con ngư dân vẫn lúng túng, bị động khi phát triển nghề này.

Anh Đặng Tri Thông - chuyên viên Phòng Kinh tế huyện Vạn Ninh cho biết do gặp rủi ro về dịch bệnh, nên những năm trước đây, diện tích trại, lồng, đìa nuôi ốc hương giảm mạnh. Nhưng đến nay, nghề này đã phát triển trở lại. Nếu như năm 2004, toàn huyện chỉ còn khoảng 25 hộ nuôi cầm chừng và 6 trại ốc giống, thì đến năm 2005 đã tăng lên 54 trại. Bà con ngư dân đã chủ động hoàn toàn trong việc sản xuất giống ốc hương nuôi thương phẩm. Số hộ nuôi ốc hương lồng và ốc hương đìa cũng tăng lên hơn 60 hộ. Hiện nay, bà con đang có xu hướng đầu tư mạnh vào nghề này.

Phong trào nuôi ốc hương của ngư dân Vạn Ninh còn mang tính tự phát, vì thế họ thường bị động trong quá trình sản xuất cũng như tìm đầu ra cho sản phẩm. Thực tế, chưa có một doanh nghiệp nào trực tiếp thu mua sản phẩm nhằm ổn định giá cho người nuôi. Phần lớn ngư dân tự lo tìm đầu mối tiêu thụ nên nhiều lúc không tránh khỏi bị thương gia ép giá. Năm nay tuy được mùa nhưng ốc lại rớt giá nên lợi nhuận không cao. Năm ngoái, ốc thịt có giá từ 150 - 160 nghìn đồng/kg. Năm nay hạ xuống còn 120 - 130 nghìn đồng/kg. Bên cạnh đó, nhận thức về kỹ thuật nuôi ốc hương của bà con ngư dân còn nhiều hạn chế nên hiệu quả chưa cao. Các bệnh của ốc do vi khuẩn, nấm và trùng lông gây ra trong thời gian qua chưa có thuốc chữa nên bà con chỉ phòng ngừa là chính.

Nuôi ốc hương có giá trị kinh tế cao. Nhưng sau nhiều đợt dịch bệnh xảy ra, người dân vẫn chưa hết lo lắng khi phát triển nghề này. Vì thế, hướng tới quy hoạch tổng thể vùng chuyên canh ốc hương, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cho ngư dân và tìm đầu ra ổn định cho thương phẩm là những vấn đề mà huyện Vạn Ninh cần quan tâm để giúp bà con yên tâm sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Nghề Nuôi Cá Lồng Trên Sông Thấp Thỏm Theo Con Nước Nghề Nuôi Cá Lồng Trên Sông Thấp Thỏm Theo Con Nước

Không cần lặn lội đi xa mới mua được con giống vì ở trong tỉnh Quảng Ngãi đã có nơi cung ứng giống cá này. Thức ăn “xanh” cho cá chủ yếu là cỏ và lá mì có sẵn ở địa phương. Vật liệu làm lồng nuôi chỉ bằng tre… Nhiều hộ nuôi cá trắm cỏ đã tận dụng lợi thế, khai thác được con nước sông Trà Khúc chảy qua địa phương để phát triển kinh tế.

26/12/2014
Bất An Với Nuôi Cá Sấu Bất An Với Nuôi Cá Sấu

Loại cá sấu được các cơ sở ở Đồng Nai nuôi đều là cá sấu nước ngọt. Nguồn giống phần lớn được mua từ miền Tây, sau 1,5 - 2 năm nuôi cá sấu đạt 20 - 30 kg/con là xuất chuồng. Có những thời điểm như giữa năm 2014, giá cá sấu lên đến 280 ngàn đồng/kg, song hiện nay đã “hạ nhiệt” xuống còn 210 ngàn đồng/kg. Cá sấu chỉ cần trên 100 ngàn đồng/kg trở lên là đã rất hấp dẫn người nuôi.

26/12/2014
Thừa Thiên Huế Nuôi Cá Lồng Đan Mạch Thu Lãi 170 Triệu Đồng/lồng Thừa Thiên Huế Nuôi Cá Lồng Đan Mạch Thu Lãi 170 Triệu Đồng/lồng

Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin, sau 8 tháng nuôi thử nghiệm 2 lồng cá hồng, chim trắng vây vàng, cá dìa bằng công nghệ Đan Mạch, tại hai xã Lộc Bình (Phú Lộc) và Hải Dương (Hương Trà), Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh đã tổng kết mô hình.

26/12/2014
Diện Tích Tôm Công Nghiệp Tăng Thêm 700 Ha Diện Tích Tôm Công Nghiệp Tăng Thêm 700 Ha

Trong đó, diện tích thả nuôi tôm sú công nghiệp chiếm khoảng 300 ha với 435 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 4 – 6 tấn/ha; diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên 1.600 ha với gần 2.800 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 6 – 7 tấn/ha, tập trung tại các xã: Tân Hải, Phú Tân, Phú Thuận, Nguyễn Việt Khái, Việt Thắng và thị trấn Cái Đôi Vàm.

26/12/2014
Kiếm Tiền Triệu Nhờ Tôm Gỗ, Bông Gòn Kiếm Tiền Triệu Nhờ Tôm Gỗ, Bông Gòn

Giữa sóng nước bao la, những ngư dân lão luyện của làng chài Châu Thuận Biển, Bình Châu (Bình Sơn - Quảng Ngãi) chỉ cần dăm con tôm gỗ, vài bao nilon đựng bông gòn… là đánh bắt được những con mực lá, mực nang trắng phau, nặng trịch. Kỹ thuật dùng mồi giả để “dụ” cá, mực... là sự đúc kết kinh nghiệm đi biển từ bao đời của ngư dân làng chài trù phú nhất nhì tỉnh.

26/12/2014