Ông Tuyển Và Vườn Xoài Đài Loan

Rời miền sông nước tỉnh Đồng Tháp, đến vùng đất mới thôn Đá Trắng, xã Sông Bình, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) để lập nghiệp từ năm 2010, ông Huỳnh Văn Tuyển chỉ có sự cần cù, kinh nghiệm trồng cây ăn trái cùng số vốn khiêm tốn của gia đình để gầy dựng cơ nghiệp.
Đầu năm 2010, ông Tuyển đưa giống xoài Đài Loan vào trồng với số lượng hơn 600 cây, trên diện tích 2 ha. Ông chọn hơn 100 cây to khỏe để cho ra trái vụ đầu tiên. Quả ngọt đã đến khi mỗi cây số lượng trái ra khá nhiều, phải bỏ bớt. Ông Tuyển cho biết: “Nơi đây có nguồn nước mát, đất lại phù hợp, vì thế chuyện trồng các loại cây ăn trái là rất dễ. Đặc biệt, từ ngày có kênh tiếp nước Châu tá 812 đi qua, vùng đất này được người dân các tỉnh miền Tây đến lập nghiệp và trồng cây ăn trái khá nhiều”.
So với các loại cây ăn trái khác, thì cây xoài Đài Loan trồng ở vùng đất này có nhiều ưu điểm: rất dễ trồng và chăm sóc, lại không kén đất, thời gian trồng đến khi thu hoạch cũng tương đối nhanh, khoảng 3 năm là thu hoạch. Cũng như các giống xoài khác, xoài Đài Loan ít bị sâu bệnh, dễ đậu trái, trọng lượng trái khá lớn, ăn sống rất ngon, có vị ngọt, giòn, được người tiêu dùng rất thích.
Đầu năm nay, trong số 100 cây cho trái, ông thu lứa đầu tiên gần 2 tấn, bán tại vườn với giá từ 15.000 - 18.000 đồng/kg. Chi phí xong cũng kiếm được chục triệu đồng. Theo tính toán của ông Tuyển, bước vào năm thứ 4 trở đi, giống xoài này đồng loạt cho trái, nguồn thu sẽ rất cao.
Nhận thấy cách làm hiệu quả của ông, gần đây người dân thôn Đá Trắng đã chuyển đổi một số diện tích cây màu kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, mà xoài Đài Loan là chủ yếu.
Có thể bạn quan tâm

Để giúp bà con ngư dân bảo vệ tốt hơn nguồn lợi thủy sản, UBND xã phối hợp với ngành Nông nghiệp hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật khai thác, đánh bắt kết hợp với bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm giúp nhiều chủng loại thủy sản trên đầm phá ngày càng phong phú hơn, ông Bảo cho biết them.

Chi cục Thú y vừa tiến hành tiêu hủy 807 con gà 61 ngày tuổi bị cúm gia cầm H5N1 của hộ ông Ngô Đình Phùng, thuộc tổ dân phố 7, phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột (Dak Lak).

Cây mì ở Bình Phước thời gian trước chủ yếu trồng xen trong các vườn cao su non, điều, vườn cây ăn trái... khi chưa khép tán. Với sản lượng nói trên, củ mì ở Bình Phước không chỉ cung cấp đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột mì trên địa bàn mà còn cung cấp cho các nhà máy ở tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai...

Sáng 31-7, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Phước (Sở NN&PTNT) tổ chức hội thảo chuyên đề “Phát triển cây có múi trên địa bàn tỉnh Bình Phước” với sự tham gia của trên 100 nông dân trong, ngoài tỉnh.

Ở tỉnh ta, các mô hình kinh tế hợp tác trong nông nghiệp như hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) đã hình thành khá sớm, còn mô hình liên minh sản xuất (LMSX) thì chỉ mới ra đời cách nay 5 năm cùng với hoạt động của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (Dự án ACP) do Ngân hàng Thế giới (WB) và Cơ quan Phát triển quốc tế Canada (CIDA) tài trợ, Bộ NN-PTNT là cơ quan chủ quản.