Ông Tuyển Và Vườn Xoài Đài Loan

Rời miền sông nước tỉnh Đồng Tháp, đến vùng đất mới thôn Đá Trắng, xã Sông Bình, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) để lập nghiệp từ năm 2010, ông Huỳnh Văn Tuyển chỉ có sự cần cù, kinh nghiệm trồng cây ăn trái cùng số vốn khiêm tốn của gia đình để gầy dựng cơ nghiệp.
Đầu năm 2010, ông Tuyển đưa giống xoài Đài Loan vào trồng với số lượng hơn 600 cây, trên diện tích 2 ha. Ông chọn hơn 100 cây to khỏe để cho ra trái vụ đầu tiên. Quả ngọt đã đến khi mỗi cây số lượng trái ra khá nhiều, phải bỏ bớt. Ông Tuyển cho biết: “Nơi đây có nguồn nước mát, đất lại phù hợp, vì thế chuyện trồng các loại cây ăn trái là rất dễ. Đặc biệt, từ ngày có kênh tiếp nước Châu tá 812 đi qua, vùng đất này được người dân các tỉnh miền Tây đến lập nghiệp và trồng cây ăn trái khá nhiều”.
So với các loại cây ăn trái khác, thì cây xoài Đài Loan trồng ở vùng đất này có nhiều ưu điểm: rất dễ trồng và chăm sóc, lại không kén đất, thời gian trồng đến khi thu hoạch cũng tương đối nhanh, khoảng 3 năm là thu hoạch. Cũng như các giống xoài khác, xoài Đài Loan ít bị sâu bệnh, dễ đậu trái, trọng lượng trái khá lớn, ăn sống rất ngon, có vị ngọt, giòn, được người tiêu dùng rất thích.
Đầu năm nay, trong số 100 cây cho trái, ông thu lứa đầu tiên gần 2 tấn, bán tại vườn với giá từ 15.000 - 18.000 đồng/kg. Chi phí xong cũng kiếm được chục triệu đồng. Theo tính toán của ông Tuyển, bước vào năm thứ 4 trở đi, giống xoài này đồng loạt cho trái, nguồn thu sẽ rất cao.
Nhận thấy cách làm hiệu quả của ông, gần đây người dân thôn Đá Trắng đã chuyển đổi một số diện tích cây màu kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, mà xoài Đài Loan là chủ yếu.
Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã (HTX) bưởi da xanh Mỹ Thạnh An (xã Phú Nhuận - TP. Bến Tre) ngoài việc mua bán bưởi da xanh còn mua dừa tươi gọt vỏ để cung cấp cho hệ thống siêu thị Big C ở TP. Hồ Chí Minh.

Nhiều nông dân trồng tiêu diện tích lớn tại các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ (Đồng Nai) cho biết, hiện thương lái và các đại lý đang vào tận nhà tìm mua hạt tiêu đen với giá xấp xỉ 150 ngàn đồng/kg, cao hơn giá thị trường khoảng 20 ngàn đồng/kg.

Trở lại vùng nuôi tu hài ở Vân Đồn vào thời gian này, chúng tôi vẫn chứng kiến không khí lo lắng trên khuôn mặt của những hộ nuôi ở đây. Khác với nỗi lo như đợt tu hài chết hồi năm ngoái, giờ đây người nuôi lại lo lắng về việc gom vốn để tiếp tục đầu tư vào sự mạo hiểm này không, hay lại mang tiền bỏ xuống biển.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện tượng “treo ao” lại diễn ra khá phổ biến ở các tỉnh nuôi thủy sản trọng điểm, như Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ, … Tỉnh Sóc Trăng, diện tích “treo ao” hiện đã lên đến 50%, thậm chí ở huyện Kế Sách, vùng trọng điểm nuôi cá tra xuất khẩu của tỉnh này là 70%. Câu trả lời, cũng chính là nỗi lo chung của ngành chăn nuôi, là do “sự nhảy múa” của giá và chất lượng thức ăn nuôi trồng thủy sản (TĂNTTS). Giá giống và giá thương phẩm đầu ra bấp bênh gây thua lỗ kéo dài, trong khi người nông dân luôn thiếu vốn và các hỗ trợ, bảo hộ cần thiết khác.

“Mô hình nuôi ghép cá chép V1 với 1ha mặt nước cho hiệu quả kinh tế cao ở xã Nga Quán, huyện Trấn Yên là cơ sở để tỉnh Yên Bái phát huy lợi thế mặt nước, phát triển chăn nuôi thủy sản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” - bà Đỗ Thị Vân - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái cho biết.