Ông Trưởng Thôn Lũng Tao Làm Kinh Tế Giỏi

Bác Nhân luôn được bà con trong thôn tin yêu, kính trọng, 12 năm qua, Bác được nhân dân trong thôn bầu làm trưởng thôn. Lũng Tao là một trong những thôn khó khăn nhất của xã Đổng Xá, những năm trước đây, gia đình bác Nhân cũng như các gia đình khác còn nghèo đói, có năm gia đình thiếu ăn vài ba tháng.
Trước thực trạng đó, với cương vị là người trưởng thôn, bác Nhân đã trăn trở suy nghĩ xem phải làm gì, làm thế nào để gia đình mình và bà con trong thôn có được cái ăn, cái mặc và không bị đói rét nữa. Sau nhiều phiên chợ, gặp gỡ bạn bè, tìm hiểu và học hỏi cách làm ăn, năm 1999, bác Nhân quyết định phát triển kinh tế gia đình mình theo mô hình: Đẩy mạnh trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm; đặc biệt là trồng xen canh, gối vụ các loại cây lương thực…
Với diện tích gần 7000m2 đất ruộng, trước đây chỉ cấy một vụ, nay vụ thứ 2 gia đình bác đưa cây ngô lai, cây đậu tương, lạc vào gieo trồng hết diện tích. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật và bón phân đầy đủ nên hàng năm không những lương thực đủ ăn mà còn dư thừa để chăn nuôi hoặc bán ra thị trường lấy tiền mua sắm tiện nghi sinh hoạt gia đình.
Ngoài phát triển sản xuất cây lúa và cây màu, bác Nhân còn tích cực vận động vợ con trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc. Đến nay gia đình bác đã có hơn 1 ha cây hồi sắp cho thu hoạch, trồng được 100 cây cam, quýt và nuôi được 24 con trâu, bò, hàng trăm con gia cầm.
Chỉ tính trong năm vừa qua, từ chăn nuôi gia súc, gia cầm, gia đình bác Nhân đã có thu gần chục triệu đồng, chưa kể từ nguồn thu khác từ lúa, ngô và cây ăn quả…Với cương vị là một trưởng thôn, ngoài việc phát triển kinh tế gia đình, bác Nhân còn luôn quan tâm, giúp đỡ bà con trong thôn về vốn, kinh nghiệm sản xuất nên nhiều hộ trong thôn cũng đã biết cách làm ăn, có vốn để phát triển…
Với tinh thần vượt khó vươn lên làm giàu và giúp đỡ mọi người cùng vươn lên, bác Nhân luôn được bà con trong thôn kính trọng. Năm nào gia đình bác cũng bình chọn là Gia đình văn hoá. Tấm gương cần cù, chịu khó và tinh thần vươn lên của bác Triệu Văn Nhân đáng để cho chúng ta học tập, làm theo.
Có thể bạn quan tâm

Đầu năm 2006 anh Đào Bá Hoà ở thôn Ngọc Trì, xã Bình Định (Lương Tài, Bắc Ninh) khăn gói vào Củ Chi (TP HCM) học nghề nuôi dế và lợn rừng lai. Nửa năm sau anh đưa đàn dế giống về nuôi thử, đến nay đã phát triển được 200 chậu dế

Trước tình hình dịch lợn tai xanh diễn biến phức tạp tại các tỉnh ĐBSH, chiều hôm qua, ngày 29/5,Bộ NN & PTNT tổ chức kiểm tra dịch bệnh tại Bắc Ninh do thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần trực tiếp chỉ đạo đoàn công tác .

Các tỉnh ĐBSCL đang thu hoạch rộ vụ lúa ĐX, năng suất bình quân từ 6,5-7,5 tấn/ha, cao hơn so với vụ ĐX năm rồi khoảng 1 tấn/ha. Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, đến thời điểm hiện nay diện tích thu hoạch toàn vùng ĐBSCL đạt hơn 800.000 ha/1,6 triệu ha xuống giống. Hiện thương lái chỉ săn lùng mua lúa thơm, lắc đầu với lúa chất lượng thấp...

Hai ngày qua, hàng loạt bè cá nuôi trên sông Rạng (xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu) bị chết trắng. Hàng trăm hộ nuôi bị thiệt hại tiền tỉ, thậm chí có vài hộ thiệt hại lên đến 10 tỉ đồng, phải đối diện với nợ nần và nguy cơ phá sản.

Mô hình “Cộng đồng sử dụng công nghệ sinh thái để quản lý rầy nâu và bệnh virus trên lúa” (gọi theo kiểu dân dã Nam bộ là “ruộng lúa bờ hoa”) đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc phòng chống rầy nâu, vàng lùn- lùn xoắn lá (VL- LXL).