Tuyển Chọn 3 Giống Lúa Chống Chịu Mặn

* Năng suất lúa mô hình cánh đồng mẫu đạt 63,5 tạ/ha
Ngày 22/8, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên kiểm tra, đánh giá bộ giống gồm 21 giống lúa chịu mặn trồng khảo nghiệm tại các xã An Hòa, An Ninh Tây (huyện Tuy An). Bộ giống lúa trồng khảo nghiệm được chọn từ 2 nguồn.
Đó là nguồn H (Huế) của Trường đại học Nông lâm Huế và nguồn GSR (siêu lúa xanh) của Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh với giống đối chứng ML 49 trồng phổ biến tại địa phương.
Theo đó, trên cùng một điều kiện canh tác nhưng bộ giống đạt năng suất trung bình 74 tạ/ha, cao hơn lúa đối chứng 5tạ/ha. Qua 2 vụ trồng khảo nghiệm, đến nay, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên đã xác định 3 giống lúa H11, GSR50, GSR 65 có tính chống chịu mặn cao, sẽ đưa vào sản xuất vụ đông xuân, hè thu sắp đến.
* Ngày 22/8, Phòng NN-PTNT huyện Tuy An tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình cánh đồng mẫu trên cây lúa, triển khai thí điểm tại HTX Nông nghiệp thị trấn Chí Thạnh. Mô hình triển khai trên diện tích hơn 20ha thuộc khu phố Chí Đức, với 131 hộ nông dân tham gia, sản xuất giống lúa TH6, cấp nguyên chủng.
Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 60% chi phí, với mật độ gieo sạ 100kg/ha, được cán bộ nông nghiệp hướng dẫn kỹ thuật canh tác theo chương trình “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”. Kết quả, năng suất lúa theo mô hình đạt 63,5 tạ/ha, cao hơn lúa ngoài mô hình gần 4 tạ/ha; lợi nhuận mang lại 15,6 triệu đồng/ha.
Có thể bạn quan tâm

Theo đánh giá của cơ quan chức năng thì mô hình nuôi cá ao tự nhiên ở huyện Bến Cầu (Tây Ninh) đang phát triển, được nhiều nông dân hưởng ứng và muốn nhân rộng. Thế nhưng, bên cạnh hiệu quả đem lại thì bà con nuôi cá đang phải đối mặt với nỗi lo canh cánh về đầu ra sản phẩm.

Sau 2 năm triển khai dự án “Ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống ốc hương tại Quảng Ngãi”, Trung tâm Giống thuỷ sản Quảng Ngãi đã sản xuất thành công ốc hương giống, góp phần cung cấp nguồn ốc giống đảm bảo chất lượng cho người nuôi trong và ngoài tỉnh.

Trong bối cảnh dịch bệnh đang hoành hành trên đàn gia súc, gia cầm thì chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học (ATSH) được xem là giải pháp hữu hiệu, không những giúp người chăn nuôi bảo vệ được gia cầm của gia đình mà còn bảo đảm được vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đu đủ là loại cây trồng quen thuộc của người dân nông thôn. Nhưng không có nhiều người biết đu đủ là loại cây trồng có thể “đổi đời” cho một số hộ nông dân. Trường hợp như gia đình anh Nguyễn Văn Mít, ở xã Tân Bình, huyện Tân Biên (Tây Ninh) là một thí dụ. Với trình độ văn hoá chỉ mới lớp 7, anh Nguyễn Văn Mít gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm một nghề để mưu sinh.

Từ tháng 3 đến tháng 5 (Âm lịch) là vào mùa thu hoạch đu đủ ở xã Mỹ Phong (huyện Phù Mỹ - Bình Định). Những ngày này, nông dân trong xã tấp nập thu hái đu đủ và đưa sản phẩm đến bán ở các điểm thu mua của thương lái dọc theo quốc lộ 1A trên địa bàn xã.