Ông Trần Văn Vui vượt khó làm giàu

Trong số này phải kể đến ông Trần Văn Vui, ở ấp Bình Phong, với mô hình trồng mít Thái siêu sớm xen với dừa Xiêm.
Ông Vui cho biết, sau khi lập gia đình, được cha mẹ cho riêng 2.000m2 đất ruộng, nhưng hiệu quả sản xuất thấp, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn.
Năm 2000, khi xã nhà xây dựng đê bao ngăn lũ, ông Vui quyết định cải tạo lại đất ruộng chuyển sang trồng cam và quýt đường.
Chịu khó học hỏi và cần cù chăm sóc, không lâu sau vườn cây ăn trái cho năng suất khá cao, kinh tế gia đình dần ổn định.
Sau một thời gian tích lũy, ông mua thêm 7.000m2 đất vườn tạp.
Năm 2007, do vườn cam và quýt đường không còn cho năng suất cao như trước, ông mạnh dạn cải tạo lại toàn bộ đất, lên liếp trồng mít Thái siêu sớm xen với dừa Xiêm.
Nhờ áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật từ khâu chăm sóc, chọn giống, bón phân, tỉa cành hợp lý, 2 năm sau mít Thái siêu sớm cho thu hoạch khoảng 8 tấn trái, giá bán bình quân 12.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lãi trên 80 triệu đồng/năm.
Riêng dừa Xiêm đến nay cũng đã cho trái hơn 3 năm, năng suất thu hoạch hàng tháng khá ổn định, cho lợi nhuận hơn 50 triệu đồng mỗi năm.
Với nguồn thu nhập cao và ổn định, gia đình ông Vui tiếp tục mua thêm 3.000m2 đất để trồng nhãn ido.
Những kết quả đạt được là cả quá trình lao động cần cù, biết vận dụng sáng tạo, đưa khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để phát triển kinh tế của ông Trần Văn Vui.
Bên cạnh việc làm giàu cho gia đình, ông Vui còn tích cực tham gia vào các chương trình phúc lợi xã hội, vận động bà con tham gia phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn minh trong xóm, ấp.
Nhiều năm liền ông Trần Văn Vui được bình chọn là nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi cấp tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 4-3, tại xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình phối hợp với Nông trường Sông Hậu tổ chức hội thảo giới thiệu, đánh giá các giống lúa mới và tăng cường hợp tác phát triển sản xuất, kinh doanh lúa giống”.

Tại một số địa phương chuyên canh về cây lúa của huyện Krông Ana (Dak Lak), hiện người dân đã chuyển đổi một phần diện tích lúa sang trồng khoai lang với lý do: lợi nhuận sau khi trừ chi phí cao hơn hẳn trồng lúa…

Từ lâu, thanh long là loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao, được trồng tập trung ở huyện Chợ Gạo. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, trên địa bàn huyện Tân Phước (Tiền Giang), bên cạnh cây khóm và khoai mỡ, cây thanh long cũng đã bén rễ ở vùng đất mới này.

Năm 2013, trên địa bàn huyện Krông Bông (Dak Lak) chỉ gieo trồng hơn 40 ha dưa hấu, do thời tiết thuận lợi, dưa hấu đạt năng suất cao, bên cạnh đó giá bán ra thị trường khá cao từ 7.000-8.000 đồng/kg, tính bình quân người nông dân trồng dưa hấu thu lãi từ 200 – 250 triệu đồng/ha.

Niên vụ mía 2013 - 2014, tại Khánh Hòa đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch rộ. Song người trồng mía năm nay thấy "đắng" vì các chi phí đầu tư tăng cao, trong khi năng suất, giá mía thu mua lại thấp nên không có lãi mấy.