Ông Tăng Ương Khá Lên Nhờ Mô Hình Nuôi Ếch Thái

Thực hiện việc chuyển đổi cây trồng - vật nuôi, những năm gần đây, người dân ở huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) đã áp dụng nhiều mô hình sản xuất cho lợi nhuận khá cao. Trong đó, mô hình nuôi ếch Thái Lan của ông Tăng Ương, người dân tộc Khmer (ấp Cái Giá, xã Hưng Hội) là một điển hình.
Trước đây, do nuôi heo không có lãi, nên đầu năm 2011, ông Tăng Ương chủ động tìm tòi, học hỏi kỹ thuật từ mô hình nuôi ếch Thái Lan của người bạn. Sau đó, ông áp dụng vào nuôi thử. Ban đầu, ông mua 1.000 con ếch giống với giá 1.500 đồng/con thả nuôi trong vèo lưới với diện tích 18m2. Sau 3 tháng, trung bình trọng lượng ếch đạt 4 con/kg. Ông bán với giá 30.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lãi 3 triệu đồng.
Thấy nuôi ếch có hiệu quả, ông Tăng Ương tiếp tục nhân rộng mô hình. Ở lần nuôi này, ông tuyển chọn 50 con ếch bố mẹ làm giống. Đến năm 2012, ếch bố mẹ đến thời kỳ sinh sản ra ếch con. Sau đó, ông để lại nuôi 4.000 con ếch thương phẩm. Lần nuôi này, ông bán và thu lãi 20 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn bán hơn 30.000 con ếch giống, lãi khoảng 45 triệu đồng. Hiện, ông đang nuôi 50 con ếch bố mẹ sinh sản và 6.000 con ếch thương phẩm trên diện tích gần 100m2, đang sinh trưởng tốt.
Theo ông Tăng Ương, vốn đầu tư nuôi ếch thấp hơn so với các loại vật nuôi khác. Ếch Thái dễ nuôi, mau lớn hơn so với ếch đồng, thịt ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Hiệu quả ban đầu từ mô hình nuôi ếch Thái Lan sinh sản và thương phẩm của ông Tăng Ương đã tạo nguồn thu nhập đáng kể, giúp gia đình ông từng bước vươn lên khá giàu.
Có thể bạn quan tâm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa theo dõi sát tình hình sản xuất, sản lượng...

Nguồn tin từ các nhà xuất khẩu cũng cho biết BERNAS đang đàm phán để mua thêm 200.000 tấn gạo từ kho dự trữ thóc gạo của Chính phủ Thái Lan thông qua thỏa thuận liên chính phủ.

Là vùng thuần nông, đời sống của người dân huyện Hải Lăng (Quảng Trị) chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nên nhìn chung thu nhập của người dân còn thấp. Để tìm hướng phát triển mới cho nông nghiệp, đặc biệt là trong chăn nuôi, thời gian qua huyện đã thực hiện nhiều chính sách, giải pháp đồng bộ để phát triển mạnh đàn bò lai trên địa bàn nhằm nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi.

Lâu nay, “bài toán” làm đau đầu người nuôi tôm sú trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là vấn đề chất thải của tôm, thức ăn thừa, phù sa tích tụ sau mỗi chu kỳ nuôi tồn lắng dưới đáy ao hồ cùng với nguồn nước thải từ ao nuôi tôm gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sinh thái.

Với phương châm: “Phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại phải gắn với bảo vệ, phát triển rừng và bảo vệ môi trường sinh thái”, thời gian qua, nhiều hộ dân ở xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã có hướng đi mới trong lao động, sản xuất và ý thức rất cao trong việc tích cực thực hiện tốt giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương.