Ông Tăng Ương Khá Lên Nhờ Mô Hình Nuôi Ếch Thái

Thực hiện việc chuyển đổi cây trồng - vật nuôi, những năm gần đây, người dân ở huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) đã áp dụng nhiều mô hình sản xuất cho lợi nhuận khá cao. Trong đó, mô hình nuôi ếch Thái Lan của ông Tăng Ương, người dân tộc Khmer (ấp Cái Giá, xã Hưng Hội) là một điển hình.
Trước đây, do nuôi heo không có lãi, nên đầu năm 2011, ông Tăng Ương chủ động tìm tòi, học hỏi kỹ thuật từ mô hình nuôi ếch Thái Lan của người bạn. Sau đó, ông áp dụng vào nuôi thử. Ban đầu, ông mua 1.000 con ếch giống với giá 1.500 đồng/con thả nuôi trong vèo lưới với diện tích 18m2. Sau 3 tháng, trung bình trọng lượng ếch đạt 4 con/kg. Ông bán với giá 30.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lãi 3 triệu đồng.
Thấy nuôi ếch có hiệu quả, ông Tăng Ương tiếp tục nhân rộng mô hình. Ở lần nuôi này, ông tuyển chọn 50 con ếch bố mẹ làm giống. Đến năm 2012, ếch bố mẹ đến thời kỳ sinh sản ra ếch con. Sau đó, ông để lại nuôi 4.000 con ếch thương phẩm. Lần nuôi này, ông bán và thu lãi 20 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn bán hơn 30.000 con ếch giống, lãi khoảng 45 triệu đồng. Hiện, ông đang nuôi 50 con ếch bố mẹ sinh sản và 6.000 con ếch thương phẩm trên diện tích gần 100m2, đang sinh trưởng tốt.
Theo ông Tăng Ương, vốn đầu tư nuôi ếch thấp hơn so với các loại vật nuôi khác. Ếch Thái dễ nuôi, mau lớn hơn so với ếch đồng, thịt ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Hiệu quả ban đầu từ mô hình nuôi ếch Thái Lan sinh sản và thương phẩm của ông Tăng Ương đã tạo nguồn thu nhập đáng kể, giúp gia đình ông từng bước vươn lên khá giàu.
Có thể bạn quan tâm

Anh Công hiện có trong tay khoảng 20ha keo lai và một trang trại rộng 17ha, nuôi 40 con bò, 41 con dê. Trung bình, mỗi năm anh thu lãi ròng hàng trăm triệu đồng

Hơn 13 năm khai khẩn, cải tạo đất đồi hoang, giờ đây gia đình ông Bùi Quốc Tam, ở Hà Tĩnh đã có hơn 3ha trồng cam, mỗi năm thu về hơn nửa tỷ đồng

Gác lại nghề IT với thu nhập khá, anh Trương Hữu Thuận ở TP.Cần Thơ đang từng ngày đưa sản phẩm khổ qua rừng sạch đến tay người tiêu dùng

Nhờ mạnh dạn đầu tư trồng cam sành, gia đình chị Hoàng Thị Duy ở thôn 8, xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã thoát nghèo, trở thành triệu phú.

Mô hình luân canh tôm - lúa ở ĐBSCL được xem là mô hình sản xuất nông nghiệp “thông minh” do có thể trồng lúa vào mùa mưa và nuôi tôm vào mùa khô