Ông Nông Dân Đa Tài

Không chỉ làm ăn giỏi, ông Hồ Văn Thăng (51 tuổi), ở khu phố 3, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, Quảng Trị còn sáng chế ra máy đánh vảy cá, giúp bà con nâng cao năng suất, hiệu quả trong chế biến thủy sản.
Ông Thăng sinh ra trong một gia đình nghèo có 5 chị em. Học hết lớp 9, ông nghỉ học đi biển giúp cha mẹ nuôi sống gia đình.
Làm ăn giỏi
Sau 25 năm bám biển, năm 2007, ông phải bán tàu, bỏ nghề đi biển vì sức khỏe không cho phép. Sức khỏe yếu, không có việc làm, tiền bán tàu vừa đủ trả nợ, vợ chồng ông Thăng xoay chạy đủ nghề nhưng cuộc sống vẫn thiếu thốn.
Thấy quê nhà sản lượng đánh bắt cá lớn, rất phù hợp để phát triển nghề hấp cá, phơi khô, cuối năm 2007, ông mạnh dạn vay ngân hàng mua một lò hấp cá. Vậy nhưng, năm đầu tiên vào nghề, ông đã bị lái buôn “chạy” nợ 240 triệu đồng. Trừ cái lò hấp, còn lại mọi tài sản trong nhà đều phải bán đi để trả nợ. Gia đình ông trở nên khốn đốn. Không chịu buông xuôi, ông Thăng tiếp tục vay tiền theo nghề hấp cá. Nhờ chịu khó làm ăn, dần dần có lãi, ông tiếp tục đầu tư mua một kho lạnh, vừa để bảo quản cá được tốt hơn vừa khỏi bị thương lái ép giá khi gặp thời tiết bất lợi. Ông còn mua thêm một lò hấp để mở rộng quy mô.
“Phải có kỹ thuật, kinh nghiệm mới làm ra con cá được thị trường ưa chuộng” - ông Thăng chia sẻ. Đến nay, với hai lò hấp, mỗi năm ông hấp gần 700 tấn cá, cung cấp cho thị trường Trung Quốc, Lào và đưa ra Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An... Cơ sở của ông tạo việc làm cho 32 lao động địa phương, với thu nhập 4-5 triệu đồng/người/tháng (mỗi năm làm tập trung khoảng 7 tháng). Trừ hết chi phí, bình quân gia đình ông lãi từ 370 - 400 triệu đồng/năm.
Sáng tạo giỏi
“Nông dân đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới làm ra con cá nhưng nhiều lúc bị các thương lái trả giá thấp bởi cá không được sạch và đẹp vì còn bám nhiều vảy. Tôi nảy ra ý tưởng chế tạo chiếc máy làm sạch vảy cá...” - ông Thăng nhớ lại.
Bà con cần hướng dẫn chế tạo máy đánh vảy cá cũng như học hỏi cách làm giàu, liên hệ với ông Thăng qua số điện thoại: 01667087143.
Năm 2009, ông tìm kiếm những bộ phận của một số loại máy khác bỏ đi và mua thêm một số đồ dùng cần thiết, chỉ sau vài ngày mày mò, lắp đặt, chiếc máy đánh vảy cá đã hình thành. Máy có cấu tạo bao gồm trục đánh vảy, chậu chứa cá bằng inox hoặc nhôm. Khi cắm điện, moay-ơ chạy, trục đánh vảy hoạt động làm sạch vảy cá. Mỗi lần máy chạy, cho khoảng 30 - 40kg cá vào chậu, chỉ sau 2 phút, cá sạch hết vảy.
Tiếng lành đồn xa, nhiều người vùng biển ở các tỉnh từ Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định... và cả Trung Quốc đến nhờ ông hướng dẫn cách làm máy. “Ngày trước, muốn cá được giá thì phải dùng tay đánh vảy, vừa mất thời gian, năng suất lại thấp.
Giờ có máy đánh vảy ông Thăng làm ra, người dân có thêm cơ hội mở rộng nghề hấp cá. Riêng Quảng Trị hiện có hơn 95% số lò hấp cá có máy đánh vảy cá” - ông Phan Văn Hùng- Chủ tịch Hội ND thị trấn Cửa Việt cho biết. Năm 2012, ông Thăng đã cải tiến máy đánh vảy cá cho công suất cao hơn, cá đổ vào máy, đánh vảy xong sẽ tự chảy vào chậu, không cần xúc như trước đây. Mỗi máy đánh vảy cá trị giá khoảng 8 triệu đồng.
Những đóng góp của ông Thăng đã được ghi nhận, nhiều năm liền ông được nhận bằng khen về thành tích sản xuất kinh doanh giỏi của huyện, tỉnh
Có thể bạn quan tâm

Những ngày qua, giá lúa IR50404 tại tại một số huyện thuộc tỉnh Đồng Tháp được nông dân bán tại ruộng dao động ở mức 4.000 - 4.300 đồng/kg, lúa chất lượng cao 4.400 - 4.500 đồng/kg, lúa thơm 4.700 - 4.750 đồng/kg. So với vụ Thu Đông 2014 vừa qua, bình quân giá lúa các loại giảm từ 600 - 700 đồng/kg và thấp hơn cùng thời điểm năm ngoái từ 500 - 600 đồng/kg.

Đơn cử như Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ ủy thác vốn vay và Quỹ hỗ trợ nông dân cho 45 cán bộ hội nông dân của các huyện, thị xã; đồng thời, kiểm tra công tác nhận ủy thác của các cơ sở hội và tổ tiết kiệm vay vốn.

Huyện Đắk Song hiện có gần 5.700 ha hồ tiêu, sản lượng vụ 2014 - 2015 ước đạt 7.430 tấn. Hồ tiêu là cây trồng chủ lực của địa phương và nhiều hộ dân đã phát triển kinh tế khá, giàu nhờ cây trồng này. Chính vì thế, việc phát triển cây hồ tiêu bền vững để đưa kinh tế của địa phương phát triển là điều mà chính quyền huyện Đắk Song đã và đang triển khai mạnh mẽ.

Ngành nghề nông thôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, nhất là với tỉnh ta trên 83% dân số sống bằng nghề nông. Càng ý nghĩa hơn khi cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đang nỗ lực xây dựng nông thôn mới, đa dạng hóa ngành nghề để giải quyết việc làm, tăng thu nhập.

Gắn bó quá nửa đời người với mảnh đất xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên). Trong 40 năm có lẻ ấy, ông Nguyễn Văn Biền, hiện là Giám đốc Công ty TNHH Giống nông nghiệp Trường Hương đã chứng kiến bao mùa lúa chín. Với người nông dân xã ông, việc cày sâu, cuốc bẫm thì có thừa, nhưng để thử nghiệm một giống cây trồng mới thì họ còn e dè lắm. Bởi vậy, ông đã tự tìm tòi để đưa giống lúa Hương Việt 3 về với nông dân Thanh Hưng.