Ông Nông Dân Đa Tài

Không chỉ làm ăn giỏi, ông Hồ Văn Thăng (51 tuổi), ở khu phố 3, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, Quảng Trị còn sáng chế ra máy đánh vảy cá, giúp bà con nâng cao năng suất, hiệu quả trong chế biến thủy sản.
Ông Thăng sinh ra trong một gia đình nghèo có 5 chị em. Học hết lớp 9, ông nghỉ học đi biển giúp cha mẹ nuôi sống gia đình.
Làm ăn giỏi
Sau 25 năm bám biển, năm 2007, ông phải bán tàu, bỏ nghề đi biển vì sức khỏe không cho phép. Sức khỏe yếu, không có việc làm, tiền bán tàu vừa đủ trả nợ, vợ chồng ông Thăng xoay chạy đủ nghề nhưng cuộc sống vẫn thiếu thốn.
Thấy quê nhà sản lượng đánh bắt cá lớn, rất phù hợp để phát triển nghề hấp cá, phơi khô, cuối năm 2007, ông mạnh dạn vay ngân hàng mua một lò hấp cá. Vậy nhưng, năm đầu tiên vào nghề, ông đã bị lái buôn “chạy” nợ 240 triệu đồng. Trừ cái lò hấp, còn lại mọi tài sản trong nhà đều phải bán đi để trả nợ. Gia đình ông trở nên khốn đốn. Không chịu buông xuôi, ông Thăng tiếp tục vay tiền theo nghề hấp cá. Nhờ chịu khó làm ăn, dần dần có lãi, ông tiếp tục đầu tư mua một kho lạnh, vừa để bảo quản cá được tốt hơn vừa khỏi bị thương lái ép giá khi gặp thời tiết bất lợi. Ông còn mua thêm một lò hấp để mở rộng quy mô.
“Phải có kỹ thuật, kinh nghiệm mới làm ra con cá được thị trường ưa chuộng” - ông Thăng chia sẻ. Đến nay, với hai lò hấp, mỗi năm ông hấp gần 700 tấn cá, cung cấp cho thị trường Trung Quốc, Lào và đưa ra Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An... Cơ sở của ông tạo việc làm cho 32 lao động địa phương, với thu nhập 4-5 triệu đồng/người/tháng (mỗi năm làm tập trung khoảng 7 tháng). Trừ hết chi phí, bình quân gia đình ông lãi từ 370 - 400 triệu đồng/năm.
Sáng tạo giỏi
“Nông dân đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới làm ra con cá nhưng nhiều lúc bị các thương lái trả giá thấp bởi cá không được sạch và đẹp vì còn bám nhiều vảy. Tôi nảy ra ý tưởng chế tạo chiếc máy làm sạch vảy cá...” - ông Thăng nhớ lại.
Bà con cần hướng dẫn chế tạo máy đánh vảy cá cũng như học hỏi cách làm giàu, liên hệ với ông Thăng qua số điện thoại: 01667087143.
Năm 2009, ông tìm kiếm những bộ phận của một số loại máy khác bỏ đi và mua thêm một số đồ dùng cần thiết, chỉ sau vài ngày mày mò, lắp đặt, chiếc máy đánh vảy cá đã hình thành. Máy có cấu tạo bao gồm trục đánh vảy, chậu chứa cá bằng inox hoặc nhôm. Khi cắm điện, moay-ơ chạy, trục đánh vảy hoạt động làm sạch vảy cá. Mỗi lần máy chạy, cho khoảng 30 - 40kg cá vào chậu, chỉ sau 2 phút, cá sạch hết vảy.
Tiếng lành đồn xa, nhiều người vùng biển ở các tỉnh từ Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định... và cả Trung Quốc đến nhờ ông hướng dẫn cách làm máy. “Ngày trước, muốn cá được giá thì phải dùng tay đánh vảy, vừa mất thời gian, năng suất lại thấp.
Giờ có máy đánh vảy ông Thăng làm ra, người dân có thêm cơ hội mở rộng nghề hấp cá. Riêng Quảng Trị hiện có hơn 95% số lò hấp cá có máy đánh vảy cá” - ông Phan Văn Hùng- Chủ tịch Hội ND thị trấn Cửa Việt cho biết. Năm 2012, ông Thăng đã cải tiến máy đánh vảy cá cho công suất cao hơn, cá đổ vào máy, đánh vảy xong sẽ tự chảy vào chậu, không cần xúc như trước đây. Mỗi máy đánh vảy cá trị giá khoảng 8 triệu đồng.
Những đóng góp của ông Thăng đã được ghi nhận, nhiều năm liền ông được nhận bằng khen về thành tích sản xuất kinh doanh giỏi của huyện, tỉnh
Có thể bạn quan tâm

Hơn tuần nay, một số loại trái cây được bán trên thị trường Phú Yên với mức giá khá cao. Đây là lần tăng giá đầu tiên kể từ sau Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 của mặt hàng này.

Cuối năm 2012, HTX Vân Nam (Quang Bình - Hà Giang) triển khai Dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng chuối tây bằng phương pháp cấy mô thâm canh trên đất dốc tại huyện Quang Bình”. Mô hình được thực hiện với mục tiêu chung đó là góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng; tạo sản phẩm hàng hóa; giúp người dân tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật và nâng cao thu nhập...

Ngày 01/4, tại UBND xã An Thạnh 3 (huyện Cù Lao Dung), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND huyện và các đoàn thể tổ chức míttinh tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhân Ngày truyền thống nghề cá Việt Nam (01/4). Sau buổi míttinh, các cán bộ ngành Nông nghiệp, lãnh đạo huyện và lực lượng đoàn viên thanh niên đã đến xã An Thạnh Nam thả 3 triệu con tôm sú giống xuống sông Hậu.

Với quyết tâm tìm hướng đi mới, anh Đào Văn Suốt thôn Tân Hòa - xã Sông Phan là người đầu tiên thử nghiệm mô hình trồng mít cao sản hay còn gọi mít siêu sớm trồng xen tiêu cho hiệu quả cao ở xã Sông Phan - Hàm Tân (Bình Thuận

Giá cà phê trong nước đang ở mức hơn 43 triệu đồng/tấn, tăng trung bình hơn 100.000 đồng/tấn so với mức giá trung bình của tháng 1 và tháng 2, đã làm cho các nhà nhập khẩu cà phê của Việt Nam giảm lượng mua và chuyển hướng sang nhập khẩu ở những thị trường khác.