Ông Nguyễn Văn Siếu Thành Công Từ Nuôi Hào

Khi nuôi tôm gặp nhiều rủi ro, ông Nguyễn Văn Siếu (ấp 17, xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình - Bạc Liêu) đã mạnh dạn nuôi thử con hào. Ngoài việc nuôi thủy sản trên 1,5ha, ông Siếu nuôi hào bè trên sông và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Giai đoạn đầu tiên, ông Siếu nuôi thử nghiệm hào ở 20 bè. Qua 1 vụ nuôi (từ 8 - 10 tháng), hào đạt từ 3 - 5 con/kg, 1 bè hào cho năng suất gần 1 tấn. Ông Siếu bán với giá từ 10.000 - 15.000 đồng/kg. Thành công từ những vụ hào, hiện nay, ông Siếu đã phát triển nuôi đến 170 bè hào.
Ông Siếu chia sẻ: “Tôi học hỏi phương pháp nuôi hào qua các phương tiện thông tin đại chúng (như báo, đài) và đến nhiều địa phương (như Ninh Thuận, Bình Thuận, Vũng Tàu…). Tôi thấy, con hào sống chủ yếu dựa vào nguồn sinh vật tảo có sẵn trong nước biển nên không phải tốn chi phí thức ăn. Điều kiện tự nhiên ở đây lại thích hợp cho hào phát triển. Hào sống phụ thuộc vào môi trường tự nhiên, không cần phải sử dụng thuốc hóa học nên sẽ góp phần cung ứng cho thị trường một loài thủy sản sạch”.
Thành công từ nuôi hào, ông Siếu đi tìm đầu ra cho sản phẩm. Đầu tiên, ông đưa con hào tiếp cận thị trường trong tỉnh rồi dần mở rộng ra các tỉnh bạn. Hiện nay, con hào của ông Siếu đã có mặt ở thị trường nhiều tỉnh như: Sóc Trăng, Cà Mau, Bình Thuận… Mỗi ngày, ngoài bán cho thương lái địa phương, ông còn xuất hào ra ngoài tỉnh từ 300 - 1.000kg. Hào của ông Siếu cung ứng thị trường gần như quanh năm.
Hiện, ông đang mở rộng sản xuất thêm 40 bè nuôi. Làm chủ mô hình nuôi hào với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ đồng, ông Siếu cho biết, trong tương lai, ông sẽ tự sản xuất giống và xây dựng thương hiệu cho con hào Bạc Liêu.
Từ mô hình nuôi hào của ông Siếu cho thấy, việc đa dạng hóa nuôi thủy sản là rất cần thiết. Qua đó, góp phần giúp nông dân phát triển kinh tế, phát huy tiềm năng, thế mạnh nuôi trồng thủy sản của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Công nghệ nuôi biofloc được hiểu là ao nuôi tôm sẽ được bổ sung một số loại vi sinh vật và không thay nước trong quá trình nuôi. Mô hình này đã được một số hộ nuôi tôm đang áp dụng tại một số địa phương ở miền Trung và ĐBSCL.

Trong hai ngày 9 và 10-12, hàng trăm ngư dân biên giới thuộc địa bàn xã Vĩnh Xương, Phú Lộc (TX. Tân Châu), Phú Hữu (An Phú - An Giang) dùng các phương tiện đánh bắt, như: Chài, lưới, vó cất, vó gạt… để đánh bắt cá đồng ra sông và trúng đậm.

Trong một cuộc Hội thảo về giống cây trồng, vật nuôi được tổ chức tại TP Quy Nhơn, lãnh đạo Bộ NN-PTNT đánh giá Bình Ðịnh là một trong những địa phương làm tốt khâu giống. Ðây là một trong những yếu tố quan trọng, giúp Bình Ðịnh phát triển sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao.

Điển hình là gia trại nuôi gà đẻ lấy trứng thương phẩm theo phương pháp chuồng lạnh bảo đảm trứng gà sạch của gia đình anh Trần Văn Tiến, thôn Tân Hưng.

Dù diện tích trồng lúa giảm nhưng ngành Nông nghiệp sẽ mở rộng liên kết xây dựng cánh đồng mẫu lớn từ 200.000 - 250.000 ha, sử dụng các giống thích hợp với thị trường xuất khẩu.