Ông Nguyễn Văn Muôn Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Bò Sữa

Nhiều nông dân đã mạnh dạn tìm kiếm cây trồng - vật nuôi mới đưa về thuần hóa phù hợp với thổ nhưỡng địa phương. Từ đó, xây dựng thành những mô hình sản xuất cho lợi nhuận cao. Tiêu biểu như mô hình nuôi bò sữa của ông Nguyễn Văn Muôn (ấp Thống Nhất, thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu).
Ở vùng đất chuyên canh tôm - lúa như huyện Hồng Dân, chuyện trồng cỏ nuôi bò tưởng chừng là điều không tưởng, vậy mà nông dân Nguyễn Văn Muôn đã biến điều đó thành hiện thực. Qua nhiều năm nghiên cứu, tìm kiếm một hướng đi mới cho kinh tế gia đình, ông Muôn đã chọn được mô hình nuôi bò sữa.
Dám nghĩ dám làm, đầu năm 2013, ông Muôn đầu tư hơn 250 triệu đồng mua bò giống ở tỉnh khác về và tự thiết kế, xây dựng chuồng trại. Hiện nay, đàn bò 10 con của ông đã hơn 1 năm tuổi và khỏe mạnh.
Ông Muôn kể: “Tôi học tập mô hình này qua sách vở, báo chí và tham quan ở các tỉnh bạn. Thấy điều kiện cũng khá thích hợp nên tôi quyết định trồng 5 công cỏ và mua bò giống về nuôi. Lúc đầu, do không thích hợp với điều kiện khí hậu và thức ăn nên bò bị sụt cân liên tục. Qua quá trình thuần hóa, bò thích nghi dần với môi trường ở địa phương. Giờ đây, sau khi nuôi hơn 1 năm, đàn bò bắt đầu sinh sản và cho lợi nhuận. Ước tính giá trị đàn bò của tôi hơn 500 triệu đồng”.
Chỉ hơn 1 năm nuôi bò sữa, ông Muôn lãi hơn 250 triệu đồng. Ông Muôn có kế hoạch bán đàn bò vào cuối năm 2014 và khi đó lợi nhuận còn có thể tăng lên. Hiện nay, ông Muôn đã thực hiện thành công cho bò sinh sản lứa đầu tiên. Trên thị trường, mỗi con bò giống có giá từ 15 - 20 triệu đồng, do vậy, nghề nuôi bò sinh sản cũng tạo được thu nhập cao cho người chăn nuôi.
Bất kỳ mô hình kinh tế nào, đầu ra sản phẩm luôn là yếu tố quyết định sự thành công. Bò là động vật tương đối dễ nuôi, ít bệnh, thức ăn chủ yếu là rơm và cỏ. Với con bò, người nuôi có thể hoàn toàn yên tâm bởi đầu ra rất ổn định. Bên cạnh bán bò thịt và con giống, người nuôi còn có thể tạo nguồn thu nhập ổn định từ việc cho bò phối giống.
Mô hình nuôi bò sữa của ông Muôn thể hiện sự năng động, luôn tìm tòi, học hỏi của người nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Tiến sĩ Võ Mai - Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam vừa có buổi làm việc với Đảng ủy, UBND xã Tân Thuận Đông, TP.Cao Lãnh về việc liên kết hợp tác sản xuất nhãn I-do theo hướng an toàn VietGAP, loại cây ăn trái chủ lực đang phát triển ở xã.

Cơ quan chuyên môn và các địa phương đã triển khai các biện pháp phòng-chống dịch kịp thời nên đã ngăn chặn không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Đến thời điểm hiện nay, đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, người chăn nuôi tiếp tục tái đầu tư phát triển đàn theo hướng nâng cao chất lượng theo hướng an toàn.

Là một xã thuần nông với trên 90% diện tích đất nông nghiệp nên việc được thụ hưởng từ chính sách “tam nông” trong những năm qua ở xã Tân Thành, TX.Ngã Bảy đều nhận được sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của người dân. Từ đó, đời sống người dân không ngừng được nâng lên.

Tới thời điểm này, các shop trực tuyến bán hạt dưa hấu tí hon đang trở nên rất sôi động, nhộn nhịp vì nhu cầu mua tương đối lớn. Đối tượng khách hàng chủ yếu là phụ nữ, bao gồm cả các bà nội trợ lẫn nữ công chức, viên chức, nhân viên văn phòng. Giá được rao bán là khoảng 20 nghìn đồng/hạt.

Thời gian đó, tôi tranh thủ đi làm thuê việc khác. Nói đến chuyện làm mô hình cây này, cây nọ nhiều người ở đây sợ lắm rồi, xin kiếu. Hết khoai tây đến bí đỏ, cuối cùng cũng chỉ đem làm thức ăn cho gia súc.