Ông Nguyễn Văn Ân vượt khó trở thành chủ trang trại

Cưới vợ lúc 20 tuổi, ông Ân được gia đình cho 1 công ruộng ra riêng. Ngoài làm ruộng nhà, 2 vợ chồng ông Ân còn phải đi làm mướn mới đủ sống. Khi các con chào đời, vợ chồng ông càng quyết chí làm ăn, chăn nuôi thêm gà, vịt, heo… để có tiền lo cho các con ăn học. Nhận thấy nuôi heo không hiệu quả, vợ chồng ông bàn với nhau chuyển sang nuôi bò. Vừa nuôi, ông bà vừa học cách chăm sóc chúng. Ông kể: “Con bò cái nuôi đầu tiên mỗi năm đều đẻ được 1 bò con, vợ chồng tôi vui mừng khôn xiết. Mấy lứa đầu, vợ chồng tôi quyết không bán con nào hết; bò đực thì nuôi vỗ béo để cày ruộng, còn bò cái thì để làm giống”.
Khởi sự từ 1 con bò cái, giờ đây ông Ân đã sở hữu 1 trang trại nuôi bò có tiếng ở xã Thanh Bình. Bà Văn Thị Mừng (vợ ông Ân) vui vẻ cho biết: “Dường như gia đình tôi có tay chăn nuôi bò, hiện nay trong chuồng lúc nào cũng có hơn 30 con bò thịt. Cũng nhờ nuôi bò mà gia đình ngày càng có cuộc sống khá giả, các con được ăn học như ngày hôm nay”. Ông bà khoe với chúng tôi vừa bán 20 con bò thịt thu gần 1 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí sản xuất còn lãi 500 triệu đồng. Trung bình, 18 tháng ông bà bán bò thịt 1 lần trên 20 con.
Sau mỗi lần bán lứa bò thịt, ông Ân mua ngay bò con thay vào nên trong chuồng nhà lúc nào cũng có hơn 30 con bò. Ông Ân cho biết: “Người nuôi bò không phải bỏ công chăm sóc vất vả như những loài khác. Chủ yếu là chịu khó cắt cỏ, cho bò ăn thêm thức ăn và bổ sung Vitamin cho bò khỏe mạnh và mau lớn”.
Từ 1 công đất ruộng của cha mẹ cho lúc ra riêng, hiện nay ông bà đã mua thêm đất để trồng hơn 1 ha cỏ nuôi bò. Chính vì giá trị kinh tế từ con bò mang lại khá cao nên có nhiều người đã tìm đến ông để học hỏi kinh nghiệm nuôi và ông luôn sẵn sàng chia sẻ với họ. Dù đã 70 tuồi, nhưng ông Ân, bà Mừng vẫn hăng say lao động, hàng ngày chăm sóc đàn bò. Được biết, ngôi nhà xây dựng khang trang, rộng rãi, đầy đủ tiện nghi của ông Ân cũng là nhờ thành quả từ việc nuôi bò.
“Đối với xã hội, gia đình ông Ân, bà Mừng luôn đi đầu trong phong trào ủng hộ các hoạt động từ thiện, tích cực đóng góp quỹ phúc lợi xã hội và đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo ở trong xã. Ông Ân là gương nông dân vượt khó làm giàu được mọi người khâm phục. Bên cạnh, bà Mừng còn là Tổ trưởng Tổ Phụ nữ năng nổ” - ông Lê Anh Thủy, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Bình cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian tồn đọng do không ký được đơn hàng xuất khẩu với thương lái Trung Quốc, những ngày này tại Tây Ninh, lượng sắn về cửa khẩu để xuất sang Trung Quốc đã tăng trở lại từ 5-7 xe/ngày. Tại Quy Nhơn, các kho đang có xu hướng thu mua hàng để phục vụ nhu cầu xuất khẩu...

Tất cả nguồn kinh phí hỗ trợ này đều do trung ương rót xuống. Thế nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy tiền đâu? Bộ Tài chính vẫn chưa có thông tư hướng dẫn. Điều này làm cho địa phương gặp rất nhiều khó khăn trong việc thúc đẩy phát triển CĐL...

Nếu như giống ngô biến đổi gene đúng là có ưu điểm trồng không phải phun thuốc trừ sâu vì sâu đục thân ăn vào là sâu chết và có khả năng kháng thuốc trừ cỏ, trồng xong phun thuốc trừ cỏ không cần phải chăm sóc thì chắc chắn sẽ có nhiều người dân sẽ mua.

Được xem là người đi đầu trong việc nghiên cứu áp dụng và phát triển mô hình này. Đến nay, anh Đoàn Kim Sơn ở Ấp Chánh 1, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM đã có 3 cơ sở chuyên nuôi lươn không bùn và trở thành đầu mối lớn, cung cấp lươn sạch cho thị trường thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

Lần đầu tiên trong năm nay, cá ngừ đại dương do ngư dân khai thác, đưa về cảng được thu mua với giá 110.000 đồng/kg, tăng hơn 20.000 đồng/kg so với các tháng trước. Giá tăng – bà con ngư dân rất đỗi vui mừng. Tuy nhiên, nỗi lo bám biển của người ngư dân thì vẫn còn đó; bởi lẽ sản lượng cá ngừ đánh bắt ở thời điểm này được nhận định là thấp nhất từ trước đến nay.