Ông Nguyễn Văn Ân vượt khó trở thành chủ trang trại

Cưới vợ lúc 20 tuổi, ông Ân được gia đình cho 1 công ruộng ra riêng. Ngoài làm ruộng nhà, 2 vợ chồng ông Ân còn phải đi làm mướn mới đủ sống. Khi các con chào đời, vợ chồng ông càng quyết chí làm ăn, chăn nuôi thêm gà, vịt, heo… để có tiền lo cho các con ăn học. Nhận thấy nuôi heo không hiệu quả, vợ chồng ông bàn với nhau chuyển sang nuôi bò. Vừa nuôi, ông bà vừa học cách chăm sóc chúng. Ông kể: “Con bò cái nuôi đầu tiên mỗi năm đều đẻ được 1 bò con, vợ chồng tôi vui mừng khôn xiết. Mấy lứa đầu, vợ chồng tôi quyết không bán con nào hết; bò đực thì nuôi vỗ béo để cày ruộng, còn bò cái thì để làm giống”.
Khởi sự từ 1 con bò cái, giờ đây ông Ân đã sở hữu 1 trang trại nuôi bò có tiếng ở xã Thanh Bình. Bà Văn Thị Mừng (vợ ông Ân) vui vẻ cho biết: “Dường như gia đình tôi có tay chăn nuôi bò, hiện nay trong chuồng lúc nào cũng có hơn 30 con bò thịt. Cũng nhờ nuôi bò mà gia đình ngày càng có cuộc sống khá giả, các con được ăn học như ngày hôm nay”. Ông bà khoe với chúng tôi vừa bán 20 con bò thịt thu gần 1 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí sản xuất còn lãi 500 triệu đồng. Trung bình, 18 tháng ông bà bán bò thịt 1 lần trên 20 con.
Sau mỗi lần bán lứa bò thịt, ông Ân mua ngay bò con thay vào nên trong chuồng nhà lúc nào cũng có hơn 30 con bò. Ông Ân cho biết: “Người nuôi bò không phải bỏ công chăm sóc vất vả như những loài khác. Chủ yếu là chịu khó cắt cỏ, cho bò ăn thêm thức ăn và bổ sung Vitamin cho bò khỏe mạnh và mau lớn”.
Từ 1 công đất ruộng của cha mẹ cho lúc ra riêng, hiện nay ông bà đã mua thêm đất để trồng hơn 1 ha cỏ nuôi bò. Chính vì giá trị kinh tế từ con bò mang lại khá cao nên có nhiều người đã tìm đến ông để học hỏi kinh nghiệm nuôi và ông luôn sẵn sàng chia sẻ với họ. Dù đã 70 tuồi, nhưng ông Ân, bà Mừng vẫn hăng say lao động, hàng ngày chăm sóc đàn bò. Được biết, ngôi nhà xây dựng khang trang, rộng rãi, đầy đủ tiện nghi của ông Ân cũng là nhờ thành quả từ việc nuôi bò.
“Đối với xã hội, gia đình ông Ân, bà Mừng luôn đi đầu trong phong trào ủng hộ các hoạt động từ thiện, tích cực đóng góp quỹ phúc lợi xã hội và đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo ở trong xã. Ông Ân là gương nông dân vượt khó làm giàu được mọi người khâm phục. Bên cạnh, bà Mừng còn là Tổ trưởng Tổ Phụ nữ năng nổ” - ông Lê Anh Thủy, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Bình cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2015, năng suất quả su su Sa Pa đạt khoảng 55 đến 58 tấn/ha, trong khi đó, năm 2014 năng suất đạt 60 tấn/ha.

Đó cũng là nhận định của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA). Bởi theo số liệu của Tổng cục Hải quan, đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu (XK) khoảng 100 ngàn tấn tiêu, sản lượng hồ tiêu trong nông dân và doanh nghiệp cất trữ chỉ còn khoảng 30 ngàn tấn.
Sau hơn 2 năm đưa cây gừng lên với bà con nông dân huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) theo Dự án 3PAD với mục tiêu thiết lập mô hình phát triển nông lâm nghiệp bền vững.

Hiện nay, nhu cầu rau an toàn (RAT) của người tiêu dùng rất lớn. Tuy nhiên, người trồng RAT trên địa bàn tỉnh Bình Dương đang gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu thụ, rất cần sự hỗ trợ từ phía ngành chức năng và chính quyền địa phương.

Sau khi thuế xuất khẩu mặt hàng sắn về 0% từ 5/9, mặt hàng này đã trở thành nông sản xuất khẩu có giá trị tăng mạnh nhất trong 9 tháng vừa qua.