Ong Mật Không Gây Hại Cho Lúa!

Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam khẳng định “ong mật chỉ có lợi chứ không gây hại, không làm giảm năng suất lúa” như một số người lo ngại.
Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam đã có báo cáo gửi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn khẳng định “ong mật chỉ có lợi chứ không gây hại, không làm giảm năng suất lúa” như một số người lo ngại.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Hồ Văn Chiến - giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam - cho biết đã tổ chức thí nghiệm tại các ruộng lúa đang trổ bông ở Tiền Giang với ba mô hình là “ruộng che chắn bằng lưới vải màng nilông”, “ruộng để bình thường và hoàn toàn không phun thuốc” và “ruộng phun ba lần thuốc Imidacloprid hoặc Dragon để tiêu diệt ong”. Kết quả cho thấy ruộng lúa để ong đeo bám hút mật có năng suất cao nhất.
Ngoài ra, trung tâm này cũng phối hợp với Trường ĐH Tiền Giang cùng với chi cục bảo vệ thực vật bảy tỉnh thành vùng ĐBSCL (có công bố dịch chổi rồng trên nhãn) thực hiện cuộc khảo sát trên 117 vườn nhãn ở giai đoạn ra hoa và có bệnh chổi rồng. Phân tích trong phòng thí nghiệm 5.805 con ong mật chỉ tìm được... một con nhện lông nhung.
Theo ông Chiến, những kết quả này cho thấy thông tin cho rằng ong mật là côn trùng môi giới mang nhện lông nhung gây ra sự phát tán bệnh chổi rồng trên nhãn cũng như trên ruộng lúa vào giai đoạn lúa trổ là không có cơ sở.
Có thể bạn quan tâm

Hiện Quảng Bình như đang “kẹt cứng” giữa 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Trị, nơi đang có dịch cúm gia cầm.

Nghề nuôi hàu theo quan sát của chúng tôi khá đơn giản và hầu như không có rủi ro. Để chuẩn bị nơi sinh sống cho hàu con, người dân chỉ việc dùng vỏ con hàu cũ đục lỗ nhỏ giữa vỏ, dùng dây cước (dài khoảng 70cm) xâu thành từng xâu, tiếp đến là đóng cọc, làm giàn tre thật chắc chắn, cắm cách bờ sông từ 4-5 mét

Sau hơn 4 năm triển khai Nghị định 115/2008/NĐ-CP (NĐ 115) về miễn giảm thủy lợi phí, nhiều bất cập đã nảy sinh như công trình thủy lợi xuống cấp nhanh, "vênh" diện tích miễn giảm phí, mức thu thủy lợi phí chưa sát với giá thực tế...

Việc các chủ vườn ở Gia Lai sử dụng máy bơm động lực tưới trực tiếp vào từng gốc cây càphê đã tiết kiệm được lượng nước cần thiết.

Nông nghiệp hữu cơ (NNHC), theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, là hệ thống canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng hóa chất làm phân bón và thuốc trừ sâu, giúp giảm thiểu ô nhiễm, bảo đảm sức khỏe cho người và vật nuôi