Ong Mật Không Gây Hại Cho Lúa!

Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam khẳng định “ong mật chỉ có lợi chứ không gây hại, không làm giảm năng suất lúa” như một số người lo ngại.
Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam đã có báo cáo gửi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn khẳng định “ong mật chỉ có lợi chứ không gây hại, không làm giảm năng suất lúa” như một số người lo ngại.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Hồ Văn Chiến - giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam - cho biết đã tổ chức thí nghiệm tại các ruộng lúa đang trổ bông ở Tiền Giang với ba mô hình là “ruộng che chắn bằng lưới vải màng nilông”, “ruộng để bình thường và hoàn toàn không phun thuốc” và “ruộng phun ba lần thuốc Imidacloprid hoặc Dragon để tiêu diệt ong”. Kết quả cho thấy ruộng lúa để ong đeo bám hút mật có năng suất cao nhất.
Ngoài ra, trung tâm này cũng phối hợp với Trường ĐH Tiền Giang cùng với chi cục bảo vệ thực vật bảy tỉnh thành vùng ĐBSCL (có công bố dịch chổi rồng trên nhãn) thực hiện cuộc khảo sát trên 117 vườn nhãn ở giai đoạn ra hoa và có bệnh chổi rồng. Phân tích trong phòng thí nghiệm 5.805 con ong mật chỉ tìm được... một con nhện lông nhung.
Theo ông Chiến, những kết quả này cho thấy thông tin cho rằng ong mật là côn trùng môi giới mang nhện lông nhung gây ra sự phát tán bệnh chổi rồng trên nhãn cũng như trên ruộng lúa vào giai đoạn lúa trổ là không có cơ sở.
Có thể bạn quan tâm

Cùng với việc thành lập hệ thống chi hội nghề cá cơ sở, giao quyền khai thác thủy sản trên vùng nước cho các tổ chức ngư dân, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế còn thành lập 6 khu bảo vệ thủy sản (KBVTS), loại hình bảo tồn quy mô nhỏ dựa vào cộng đồng trên phá Tam Giang - Cầu Hai. Đây là hoạt động xã hội hóa trong công tác quản lý khai thác và bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á.

Chiều ngày 3/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Dũng có cuộc họp với các đơn vị sở, ngành và phía Công ty TNHH MTV Việt - Úc Cà Mau về việc đầu tư một số dự án trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Tu hài là một loài nhuyễn thể sống ở biển và hiện đang được coi là một trong những sản phẩm vật nuôi mang lại nhiều lợi nhuận cho người dân ở vùng biển Quảng Ninh...

Sáng 4.9, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Bình Định phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện tổng kết mô hình Nuôi quảng canh cải tiến cá nước ngọt vùng miền núi.

Dù lũ nhỏ, nhưng ngư dân vẫn trúng đậm những mẻ cá xát sông. Người dân chuyên đánh bắt cá mùa lũ trên địa bàn TP. Long Xuyên (An Giang) cho biết: Mùa này, lượng cá xát tập trung phía sau bè cá để ăn thức ăn thừa, chỉ cần dùng vợt xúc là dính. Cá xát sông kích thước nhỏ, thịt ngon, ngọt, được bạn hàng bán từ 70.000 - 80.000 đồng/kg. Bưng thau cá dưới sông lên chợ bán, anh Trần Văn Hai (ngụ cồn Phó Ba) cho biết: “Mỗi buổi chiều, tôi xúc dính khoảng 5kg cá xát sông, bạn hàng thu mua với giá 50.000 – 60.000 đồng/kg, bỏ sở hụi cũng kiếm được gần 200.000 đồng/ngày”.