Ông Mai Văn Thum Với Mô Hình Trồng Nấm Bào Ngư

Những năm gần đây, nhiều nông dân có thu nhập ổn định, cuộc sống gia đình được cải thiện hơn trước nhờ trồng nấm bào ngư. Bởi, mô hình “làm chơi, ăn thiệt” này không đòi hỏi chi phí đầu tư cao, kỹ thuật trồng đơn giản, lại nhẹ công chăm sóc.
Hiện nay, nấm bào ngư luôn nằm trong tình trạng “cung ít, cầu nhiều”, giá cả lại ổn định nên nông dân có lợi nhuận ít hay nhiều là phụ thuộc vào năng suất, chứ không bao giờ lỗ.
Là người tiên phong đưa nấm bào ngư đến với nông dân địa phương, ông Mai Văn Thum ngụ ấp Đông An, xã Vĩnh Chánh (An Giang), gia đình ông có 05 nhân khẩu, 02 hecta đất sản xuất nông nghiệp, do giá vật tư luôn tăng cao, giá lúa không ổn định nên việc thu nhập từ trồng lúa trồng lúa đem đến lợi nhuận không cao.
Từ khi được chính quyền địa phương và tổ chức Hội Nông Dân xã Vĩnh Chánh vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Sau khi Ông tham gia học được lớp kỹ thuật trồng các loại nấm và tham quan mô hình trồng nấm bào ngư do Hội Nông Dân xã Vĩnh Chánh tổ chức.
Nhận thấy trồng nấm bào ngư mang lại hiệu kinh tế cao, phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình, Ông mạnh dạn đầu tư trồng nấm bào ngư với diện tích 96m2 ,vốn đầu tư xây dựng 03 căn nhà để trồng nấm là 30 triệu đồng. Năm đầu Ông mua 12.000 bịt phôi nấm chia làm 3 đợt trong năm.
Thời gian thu hoạch là 4 tháng, mỗi năm thu hoạch 03 đợt, mỗi đợt thu hoạch được 4.000 bịt phôi, bình quân 01 bịt phôi thu hoạch được 300 gram nấm với giá bán bỏ sĩ cho bạn hàng là 35.000 đồng/kg, nếu bán lẻ thì giá mỗi kg sẽ là 40.000 đồng/kg. Tổng thu nhập 01 năm từ mô hình trồng nấm bào ngư của gia đình Ông Mai Văn Thum là 126.000.000 đồng, trừ chi phí gồm nhà trồng nấm, tiền mua phôi nấm Ông vẫn còn lãi được 30.000.000 đồng.
Ông cho biết thêm chu kỳ của nhà trồng nấm như vậy có thể sử dụng được 10 năm. Đến năm thứ 2, Ông thu lợi nhuận bình quân được 60.000.000 đồng/năm. Từ lợi nhuận trồng nấm bào ngư kết hợp 02 hecta trồng lúa. Hiện nay gia đình Ông Mai Văn Thum có được cuộc sống ổn định, nhờ đó mà gia đình Ông Thum đã tích lũy và mua sắm được nhiều tiện nghi trong gia đình.
Ông Thum chia sẻ: “Trồng nấm bào ngư không có gì khó, kỹ thuật trồng rất đơn giản, nhẹ công chăm sóc, ít tốn chi phí đầu tư. Tuy nhiên, 90% năng suất nấm phụ thuộc vào meo và phôi nên cần phải chọn những công ty cung ứng có uy tín, chất lượng. Bà con có thể tận dụng đất quanh nhà và thời gian rảnh rỗi để trồng nấm bào ngư, “sướng” hơn nhiều so với trồng các loại rau màu khác. Ngoài ra, còn có thể tận dụng xác phôi sau khi thu hoạch trồng nấm rơm, cải mầm, để kiếm thêm thu nhập”.
Có thể bạn quan tâm

Nhưng cá cơm Mũi Né vẫn được nhiều người ưa thích. Nhiều năm nay, cá cơm khô Mũi Né không chỉ tiêu thụ nội địa mà còn xuất qua Trung Quốc, Đài Loan… Gần đây, một số thương nhân Hàn Quốc sang tận Phan Thiết đặt vấn đề mua cá cơm Mũi Né.

Trung tâm Thực nghiệm và chuyển giao khoa học - kỹ thuật huyện Phước Long (Bạc Liêu) vừa tổ chức hội thảo tổng kết mô hình nuôi ếch lai kết hợp nuôi cá trê vàng trong mùng lưới. Mô hình thực hiện thí điểm tại 2 xã Vĩnh Phú Đông và Hưng Phú.

Trước đây, dù không phải là sản phẩm khai thác chính nhưng ở Cà Mau sản lượng cá sặt bướm (cá sặt) cũng đạt hàng trăm tấn mỗi năm dưới dạng mắm đồng, khô sặt. Đó là chưa kể bán cá tươi ở các chợ và dùng trong gia đình nông thôn hàng ngày.

Xã An Ngãi (Bà Rịa - Vũng Tàu) hiện có 230ha đất nuôi trồng thủy sản với sản lượng hàng năm đạt hơn 300 tấn hải sản. Tuy nhiên, mấy năm gần đây do nguồn nước bị ô nhiễm đã làm cho tôm bị thiệt hại nặng, khiến người nuôi trồng không mặn mà đầu tư nuôi tôm mà chuyển sang nuôi thử nghiệm giống cá mú.

Theo anh Phan Thành Thơ, ngụ ấp 3 – xã Vĩnh Xương, là một trong những hộ có trên 7 năm kinh nghiệm nuôi trăn cho biết: ban đầu anh nuôi thử nghiệm 2 con trăn giống, thấy trăn dễ nuôi, chi phí thấp, nhưng cho lợi nhuận cao. Sau đó, anh quyết định đầu tư vào nuôi trăn, đến nay đàn trăn của anh Thơ đã lên đến dài chục con.