Ông Mai Văn Thum Với Mô Hình Trồng Nấm Bào Ngư

Những năm gần đây, nhiều nông dân có thu nhập ổn định, cuộc sống gia đình được cải thiện hơn trước nhờ trồng nấm bào ngư. Bởi, mô hình “làm chơi, ăn thiệt” này không đòi hỏi chi phí đầu tư cao, kỹ thuật trồng đơn giản, lại nhẹ công chăm sóc.
Hiện nay, nấm bào ngư luôn nằm trong tình trạng “cung ít, cầu nhiều”, giá cả lại ổn định nên nông dân có lợi nhuận ít hay nhiều là phụ thuộc vào năng suất, chứ không bao giờ lỗ.
Là người tiên phong đưa nấm bào ngư đến với nông dân địa phương, ông Mai Văn Thum ngụ ấp Đông An, xã Vĩnh Chánh (An Giang), gia đình ông có 05 nhân khẩu, 02 hecta đất sản xuất nông nghiệp, do giá vật tư luôn tăng cao, giá lúa không ổn định nên việc thu nhập từ trồng lúa trồng lúa đem đến lợi nhuận không cao.
Từ khi được chính quyền địa phương và tổ chức Hội Nông Dân xã Vĩnh Chánh vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Sau khi Ông tham gia học được lớp kỹ thuật trồng các loại nấm và tham quan mô hình trồng nấm bào ngư do Hội Nông Dân xã Vĩnh Chánh tổ chức.
Nhận thấy trồng nấm bào ngư mang lại hiệu kinh tế cao, phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình, Ông mạnh dạn đầu tư trồng nấm bào ngư với diện tích 96m2 ,vốn đầu tư xây dựng 03 căn nhà để trồng nấm là 30 triệu đồng. Năm đầu Ông mua 12.000 bịt phôi nấm chia làm 3 đợt trong năm.
Thời gian thu hoạch là 4 tháng, mỗi năm thu hoạch 03 đợt, mỗi đợt thu hoạch được 4.000 bịt phôi, bình quân 01 bịt phôi thu hoạch được 300 gram nấm với giá bán bỏ sĩ cho bạn hàng là 35.000 đồng/kg, nếu bán lẻ thì giá mỗi kg sẽ là 40.000 đồng/kg. Tổng thu nhập 01 năm từ mô hình trồng nấm bào ngư của gia đình Ông Mai Văn Thum là 126.000.000 đồng, trừ chi phí gồm nhà trồng nấm, tiền mua phôi nấm Ông vẫn còn lãi được 30.000.000 đồng.
Ông cho biết thêm chu kỳ của nhà trồng nấm như vậy có thể sử dụng được 10 năm. Đến năm thứ 2, Ông thu lợi nhuận bình quân được 60.000.000 đồng/năm. Từ lợi nhuận trồng nấm bào ngư kết hợp 02 hecta trồng lúa. Hiện nay gia đình Ông Mai Văn Thum có được cuộc sống ổn định, nhờ đó mà gia đình Ông Thum đã tích lũy và mua sắm được nhiều tiện nghi trong gia đình.
Ông Thum chia sẻ: “Trồng nấm bào ngư không có gì khó, kỹ thuật trồng rất đơn giản, nhẹ công chăm sóc, ít tốn chi phí đầu tư. Tuy nhiên, 90% năng suất nấm phụ thuộc vào meo và phôi nên cần phải chọn những công ty cung ứng có uy tín, chất lượng. Bà con có thể tận dụng đất quanh nhà và thời gian rảnh rỗi để trồng nấm bào ngư, “sướng” hơn nhiều so với trồng các loại rau màu khác. Ngoài ra, còn có thể tận dụng xác phôi sau khi thu hoạch trồng nấm rơm, cải mầm, để kiếm thêm thu nhập”.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 26/5, một số nhà vườn trồng chanh tại huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) chuyên cung cấp cho thị trường Đà Lạt và TP.HCM cho biết, giá chanh đã bắt đầu giảm.

Trong khi Cục BVTV được các DN hết lời khen ngợi về sự thông thoáng trong thủ tục kiểm dịch thì Cục Chăn nuôi lại bị cho là quá phiền hà, gây tốn kém cho DN.

Với chiêu bài, tới các đại lý đặt hàng giá cao rồi tìm cách bán số hàng của mình đã mua, các thương lái Trung Quốc đã làm cho thị trường hồ tiêu ở khu vực Tây Nguyên rối loạn, gây thiệt hại cho người dân và đại lý.

Nhằm tìm các giống mì mới phù hợp với đất đai, thời tiết tại địa phương, cho năng suất cao. Trong năm 2015, ngành Nông nghiệp huyện Krông Pa đã chọn giống mì mới KM419 đưa vào trồng thử nghiệm tại 4 xã, thị trấn, gồm: Ia Mlah, Phú Cần, Chư Drăng và thị trấn Phú Túc. Sau hơn 9 tháng triển khai trồng giống mì này, đến nay đã cho kết quả khả quan, năng suất cao hơn những giống mì khác từ 20-25%.

Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng của nông dân thị xã Phú Thọ ngày càng phát triển rộng khắp. Từ phong trào đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế của nông dân cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.