Ông Hoàng Văn Đại trồng nhãn làm giàu

Ông Đại sinh năm 1965. Sau khi xây dựng gia đình, vợ chồng ông chỉ có 6 sào ruộng. Ông bàn với vợ tìm kế tăng thêm thu nhập bằng cách đi khắp nơi trong huyện mua gom nhãn mang ra Hà Nội bán. Nhãn ở quê quả mọng, nhiều nước nhưng đến thị trường Hà Nội lại bị chê là quả nhỏ. Tại sao lại như vậy, do giống hay do chất đất?
Những suy nghĩ đó khiến ông quyết tâm tìm hiểu và tìm giống nhãn thích hợp với chất đất của Tân Yên đưa về trồng. Ông đến Viện Cây ăn quả trung ương tìm hiểu cách chăm sóc, lai ghép giống. Sau đó ông mua 40 cây nhãn Hương Chi và Khoái Châu tại Viện về trồng trong vườn.
Đến nay, khu vườn 8 sào của gia đình ông Đại đã có hơn 400 cây nhãn cho thu hoạch. Các giống nhãn này có nhiều ưu điểm như: Cây thấp, dễ chăm sóc, sai quả, quả to đều, vỏ dày, cùi giòn ngọt rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Ông chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc để nhãn ra quả đều: “Vào tháng 11 hằng năm khoanh vỏ đối xứng hoặc vặn dây thép gây ức chế quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng, sau đó nới lỏng, như vậy quả nhãn sẽ to và dễ chăm sóc. Nhãn cũng như các giống cây khác cần phun thuốc đúng thời kỳ như: Thuốc kích thích ra hoa, đậu quả và các thuốc phòng sâu bệnh”.
Nhìn vườn nhãn của ông đủ biết từng cây được chăm sóc cẩn thận như thế nào. Mỗi năm, vườn nhãn của ông cho thu nhập từ 60 - 80 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Đà tăng của giá cao su tại Tokoyo chững lại do tín hiệu tiêu cực từ lĩnh vực sản xuất Trung Quốc và Mỹ.

Gạo Việt được mùa mất giá chính là do các nhà khoa học đã quá thành công trong việc nâng cao năng suất mà bỏ qua chất lượng.

Có thể nói, trong khi nhiều mặt hàng nông sản còn đang “tìm đường”, thì ngay từ năm 2006 ngành điều Việt Nam đã thành “cường quốc” khi xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới, hội nhập quốc tế sâu rộng với thị trường gồm trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Hiện nay, tại vùng chuyên canh cây sả huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang), thương lái đang thu mua sả với giá cao, nông dân hưởng lợi lớn, nhiều hộ khấm khá nên bà con rất phấn khởi.