Ông Hoàng Văn Đại trồng nhãn làm giàu

Ông Đại sinh năm 1965. Sau khi xây dựng gia đình, vợ chồng ông chỉ có 6 sào ruộng. Ông bàn với vợ tìm kế tăng thêm thu nhập bằng cách đi khắp nơi trong huyện mua gom nhãn mang ra Hà Nội bán. Nhãn ở quê quả mọng, nhiều nước nhưng đến thị trường Hà Nội lại bị chê là quả nhỏ. Tại sao lại như vậy, do giống hay do chất đất?
Những suy nghĩ đó khiến ông quyết tâm tìm hiểu và tìm giống nhãn thích hợp với chất đất của Tân Yên đưa về trồng. Ông đến Viện Cây ăn quả trung ương tìm hiểu cách chăm sóc, lai ghép giống. Sau đó ông mua 40 cây nhãn Hương Chi và Khoái Châu tại Viện về trồng trong vườn.
Đến nay, khu vườn 8 sào của gia đình ông Đại đã có hơn 400 cây nhãn cho thu hoạch. Các giống nhãn này có nhiều ưu điểm như: Cây thấp, dễ chăm sóc, sai quả, quả to đều, vỏ dày, cùi giòn ngọt rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Ông chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc để nhãn ra quả đều: “Vào tháng 11 hằng năm khoanh vỏ đối xứng hoặc vặn dây thép gây ức chế quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng, sau đó nới lỏng, như vậy quả nhãn sẽ to và dễ chăm sóc. Nhãn cũng như các giống cây khác cần phun thuốc đúng thời kỳ như: Thuốc kích thích ra hoa, đậu quả và các thuốc phòng sâu bệnh”.
Nhìn vườn nhãn của ông đủ biết từng cây được chăm sóc cẩn thận như thế nào. Mỗi năm, vườn nhãn của ông cho thu nhập từ 60 - 80 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản đến nay đã 15 năm. Chỉ thị này góp phần nâng cao ý thức, hạn chế tình trạng khai thác hủy diệt nguồn lợi thủy sản ở các địa phương. Song, để chấm dứt hoàn toàn thì không phải là chuyện dễ.

Trường hợp năng suất thu hoạch thực tế vụ này hơn 70% so với năng suất thu hoạch thực tế cùng vụ năm trước thì được xác định mức thiệt hại dưới 30%.

Từ đầu năm đến nay, tình trạng kinh doanh, vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép đã cơ bản được ngăn chặn, đẩy lùi. Đặc biệt, cơ quan chức năng đã liệt kê, giám sát được các đầu nậu, đường dây, đối tượng chuyên kinh doanh, vận chuyển gia cầm nhập lậu.

Do ảnh hưởng của các cơn bão số 10, 11, nhiều hộ nuôi trồng thủy sản ở xã Thạch Hưng (TP Hà Tĩnh) bị thiệt hại nặng nề. Ao hồ sạt lở, hệ thống tiêu thoát bị ảnh hưởng; đặc biệt, nhiều loại thủy, hải sản trong giai đoạn sinh trưởng đều bị trôi theo nước lũ. Không ít mô hình được đầu tư hiệu quả đang gặp khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng và hoàn thiện đề án sản xuất của địa phương.

Những ngày công tác ở vùng trung du Hoài Ân (Bình Định), chúng tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện đẹp như cổ tích về những tỉ phú “chân đất” đi lên từ hai bàn tay trắng. Một trong số đó là người trưởng thôn đa năng, đa tài Mai Văn Rõ (52 tuổi), ở thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây.