Ông Đào Hùng Mạnh khá lên nhờ nuôi dê

Trong đó có ông Đào Hùng Mạnh (sinh năm 1953), ngụ ấp Cây Xanh.
Năm 1971, ông Mạnh nhập ngũ và vào Nam chiến đấu tại Trung đoàn 207, thuộc Sư 8 (Quân khu 9). Năm 1983, ông được phục viên với cấp hàm Trung úy. Sau khi xuất ngũ, ông quyết định ở lại lập nghiệp tại đây. Lúc bấy giờ cuộc sống còn nghèo, gia đình vợ cho hai vợ chồng một nền đất để ở, do không có đất sản xuất, vợ chồng ông phải làm thuê kiếm sống, cuộc sống rất khó khăn.
Sau đó, ông thuê 1.000 m2 đất, để trồng cây màu. Nhờ chí thú làm ăn, siêng năng, nên đất không phụ công người, cây trồng của ông luôn đạt năng suất và bán được giá. Chính nhờ vậy, dần dần mảnh đất mướn đã thuộc quyền sở hữu của ông.
Hơn 15 năm nay, ông chuyển sang trồng cây so đũa, dưới mương trồng rau muống, trên mặt liếp trồng cỏ voi, nhưng kinh tế chính vẫn là nuôi dê. Lúc đầu, ông mua 1 cặp dê (1 mẹ, 1 con), giá 300 ngàn đồng. Sau thời gian chăm sóc, dê đẻ nhiều dê cái, từ đó ông chọn con giống khỏe để tăng đàn. Hiện ông có 3 dãy chuồng, với 40 con lớn, nhỏ (trong số này có 20 con dê sinh sản đang độ đẻ, 2 con dê "nọc"), ông nuôi rặc giống dê Hòa Lan mặt sọc, to con. Mỗi năm, dê đẻ 2 lứa, từ 2 - 3 con, giá dê thịt dao động từ 100 - 120 ngàn đồng/kg. Dê đực nuôi khoảng 5 - 6 tháng là bán, trọng lượng đạt 30 - 40 kg/con, còn để lớn hơn thì thương lái sẽ mua giá rẻ. Còn dê cái bán giống, 75 ngày sau đẻ, trọng lượng khoảng 10 - 12 kg/con, bán giá 1,7 - 2 triệu đồng/con.
Ông Mạnh cho biết: "Mỗi năm, tôi xuất bán 70 - 80 con (vừa dê thịt và dê giống), sau khi trừ chi phí, tôi lãi trên 100 triệu đồng. Nhờ vậy, tôi mua thêm 1.200 m2 đất, với giá 180 triệu đồng, sau khi sản xuất 4 vụ màu, tôi đã thu hồi gần phân nửa tiền mua đất".
Ông Nguyễn Xuân Trương nhận xét: "Ông Mạnh từng là Đại đội trưởng, ngày xưa đánh giặc giỏi, sau khi ra quân, ở lại miền Nam lập nghiệp, lao động, sản xuất cũng giỏi. Từ một gia đình nghèo khó, nhưng ông biết chí thú làm ăn, vươn lên thoát nghèo từ hai bàn tay trắng, cuộc sống gia đình giờ đã khá hơn, nhà cửa xây dựng khang trang, mua sắm tiện nghi đầy đủ. Nếu ông Mạnh như giữ vững đàn dê, giá ổn định như hiện nay, thì thu nhập của ông sẽ ngày càng cao..."
Có thể bạn quan tâm

Hiền tính, dễ nuôi, phù hợp với điều kiện ở địa phương nên rắn ri tượng là loài động vật đang được người dân trong huyện U Minh lựa chọn để tạo thêm nguồn thu nhập, có không ít hộ giàu lên từ loài vật nuôi này. Hiện nay một số địa phương cũng hình thành tổ nuôi rắn, với quy mô hàng chục hộ liên kết nhau, số lượng rắn lên đến vài trăm con. Việc thành lập tổ nuôi rắn còn giúp nông dân trao đổi kinh nghiệm và dễ tìm đầu ra với số lượng lớn, giúp người nuôi an tâm.

Tôm thẻ chân trắng rớt giá, dịch bệnh xuất hiện trên diện rộng, tôm xuất khẩu nhiễm dư lượng kháng sinh Oxytetraxycline… Những vấn đề này hiện thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà quản lý, người nuôi tôm trên cả nước.

Từ khi còn làm lái xe tắc-xi, rong ruổi khắp nơi, anh Nguyễn Ngọc Thức đã khát khao tìm được việc gì đó để có thể làm giàu trên quê hương mình. Sau một thời gian tìm hiểu, năm 2008, anh quyết tâm kinh doanh mô hình nuôi bồ câu Pháp. Ban đầu, với chút vốn liếng giành giụm được và sự hỗ trợ của gia đình, anh Thức mua 400 cặp bồ câu giống với giá 300.000 đồng/cặp về nuôi thử. Một thời gian sau, thấy có triển vọng, anh quyết định mở rộng kinh doanh, mạnh dạn vay vốn từ nhiều nguồn để phát triển con giống.

Vải Lục Ngạn (Bắc Giang) là đặc sản có tiếng, tuy nhiên ngoài việc tiêu thụ trong nước, loại quả này lâu chỉ có Trung Quốc là thị trường chính. Năm nay thời tiết thuận lợi nên năng suất tốt, nhưng đi kèm với đó là nỗi lo được mùa mất giá.

Sáng ngày 24/11/2014, Trạm khuyến nông huyện Châu Phú tổ chức hội thảo mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò tại hộ anh Trần Văn Mỹ ấp Mỹ Quí xã Mỹ Phú. Buổi hội thảo có đại diện công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang, các ngành chuyên môn của huyện và hơn 50 bà con nông dân trong huyện đến dự.