Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ông Đào Hùng Mạnh khá lên nhờ nuôi dê

Ông Đào Hùng Mạnh khá lên nhờ nuôi dê
Ngày đăng: 24/06/2015

Trong đó có ông Đào Hùng Mạnh (sinh năm 1953), ngụ ấp Cây Xanh.

Năm 1971, ông Mạnh nhập ngũ và vào Nam chiến đấu tại Trung đoàn 207, thuộc Sư 8 (Quân khu 9). Năm 1983, ông được phục viên với cấp hàm Trung úy. Sau khi xuất ngũ, ông quyết định ở lại lập nghiệp tại đây. Lúc bấy giờ cuộc sống còn nghèo, gia đình vợ cho hai vợ chồng một nền đất để ở, do không có đất sản xuất, vợ chồng ông phải làm thuê kiếm sống, cuộc sống rất khó khăn.

Sau đó, ông thuê 1.000 m2 đất, để trồng cây màu. Nhờ chí thú làm ăn, siêng năng, nên đất không phụ công người, cây trồng của ông luôn đạt năng suất và bán được giá. Chính nhờ vậy, dần dần mảnh đất mướn đã thuộc quyền sở hữu của ông.

Hơn 15 năm nay, ông chuyển sang trồng cây so đũa, dưới mương trồng rau muống, trên mặt liếp trồng cỏ voi, nhưng kinh tế chính vẫn là nuôi dê. Lúc đầu, ông mua 1 cặp dê (1 mẹ, 1 con), giá 300 ngàn đồng. Sau thời gian chăm sóc, dê đẻ nhiều dê cái, từ đó ông chọn con giống khỏe để tăng đàn. Hiện ông có 3 dãy chuồng, với 40 con lớn, nhỏ (trong số này có 20 con dê sinh sản đang độ đẻ, 2 con dê "nọc"), ông nuôi rặc giống dê Hòa Lan mặt sọc, to con. Mỗi năm, dê đẻ 2 lứa, từ 2 - 3 con, giá dê thịt dao động từ 100 - 120 ngàn đồng/kg. Dê đực nuôi khoảng 5 - 6 tháng là bán, trọng lượng đạt 30 - 40 kg/con, còn để lớn hơn thì thương lái sẽ mua giá rẻ. Còn dê cái bán giống, 75 ngày sau đẻ, trọng lượng khoảng 10 - 12 kg/con, bán giá 1,7 - 2 triệu đồng/con.

Ông Mạnh cho biết: "Mỗi năm, tôi xuất bán 70 - 80 con (vừa dê thịt và dê giống), sau khi trừ chi phí, tôi lãi trên 100 triệu đồng. Nhờ vậy, tôi mua thêm 1.200 m2 đất, với giá 180 triệu đồng, sau khi sản xuất 4 vụ màu, tôi đã thu hồi gần phân nửa tiền mua đất".

Ông Nguyễn Xuân Trương nhận xét: "Ông Mạnh từng là Đại đội trưởng, ngày xưa đánh giặc giỏi, sau khi ra quân, ở lại miền Nam lập nghiệp, lao động, sản xuất cũng giỏi. Từ một gia đình nghèo khó, nhưng ông biết chí thú làm ăn, vươn lên thoát nghèo từ hai bàn tay trắng, cuộc sống gia đình giờ đã khá hơn, nhà cửa xây dựng khang trang, mua sắm tiện nghi đầy đủ. Nếu ông Mạnh như giữ vững đàn dê, giá ổn định như hiện nay, thì thu nhập của ông sẽ ngày càng cao..."


Có thể bạn quan tâm

Gần 9 Ha Diện Tích Nuôi Tôm Bị Bệnh Đốm Trắng Gần 9 Ha Diện Tích Nuôi Tôm Bị Bệnh Đốm Trắng

Nguyên nhân bước đầu được xác định do nguồn giống tôm thả nuôi của các hộ không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Mặt khác, nước cấp vào ao nuôi được lấy trực tiếp từ sông vào không qua xử lý; trong ao nuôi tôm còn có một số loài giáp xác tự nhiên như tôm rảo, cua, còng..

31/05/2011
Thử Nghiệm Thành Công Nuôi Cá Nước Ngọt Trong Mương Dứa Thử Nghiệm Thành Công Nuôi Cá Nước Ngọt Trong Mương Dứa

Mô hình này nuôi cá bằng thức ăn viên công nghiệp. Cụ thể, tháng thứ nhất, sử dụng thức ăn 40% độ đạm; tháng thứ 2-3, sử dụng thức ăn 30% độ đạm và 3 tháng còn lại sử dụng thức ăn 27% độ đạm. Mỗi ngày, người nuôi cho cá ăn vào sáng và chiều, theo định kỳ 10 ngày bón phân chuồng cho mương cá/lần.

16/07/2012
Nhân Rộng Mô Hình Trồng Tiêu Trên Cây Trụ Sống Ở Ia Hrú (Gia Lai) Nhân Rộng Mô Hình Trồng Tiêu Trên Cây Trụ Sống Ở Ia Hrú (Gia Lai)

Trồng tiêu trên cây trụ sống là một mô hình kinh tế mới được nông dân huyện Chư Pưh (Gia Lai) áp dụng trong 5 năm trở lại đây. Với những hiệu quả thiết thực mà cách làm này mang lại, nhiều địa phương trên địa bàn huyện đã và đang tích cực phát triển, từng bước nhân rộng mô hình. Ia Hrú được xem là một xã điển hình như thế.

03/10/2012
Các Biện Pháp Hữu Hiệu Phòng Ngừa Bệnh Ở Cá Biển Nuôi Lồng Các Biện Pháp Hữu Hiệu Phòng Ngừa Bệnh Ở Cá Biển Nuôi Lồng

Trong môi trường tự nhiên, ít khi xảy ra hiện tượng cá bị bệnh chết với một số lượng lớn, nếu các điều kiện môi trường không trở nên xấu đi. Trong môi trường tự nhiên, cá có một cuộc sống bình an, tự do di chuyển và ít khi bị chết

02/06/2011
Nghề Nuôi Vịt Chạy Đồng Ở Huyện Cai Lậy (Tiền Giang) Nghề Nuôi Vịt Chạy Đồng Ở Huyện Cai Lậy (Tiền Giang)

Khi vụ lúa hè thu chính vụ ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) thu hoạch rộ cũng bắt đầu "mùa" của nghề nuôi vịt chạy đồng. Những năm qua, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, người nuôi vịt chạy đồng bao phen "chìm nổi" với nghề.

05/10/2012