Ổn Định Kinh Tế Gia Đình Từ Bò Sữa

Khởi nghiệp chỉ với hai con bò sữa, thời gian đầu, gia đình anh Lương Văn Thiết ngụ tại phường Bình Hòa (TX.Thuận An, Bình Dương) đã gặp không ít khó khăn và tưởng chừng như phải dừng lại niềm đam mê nuôi bò sữa. Nhưng bằng tấm lòng yêu nghề, vượt lên mọi điều kiện khó khăn, đến nay anh đã có được một trang trại bò sữa khá thành công.
Với niềm đam mê nuôi bò sữa được ấp ủ từ lâu, nhưng vì điều kiện gia đình khó khăn không cho phép anh mở một trang trại bò sữa với quy mô lớn ngay từ đầu. Nhưng để thỏa sức đam mê, anh Thiết đã xoay xở khắp mọi nơi vay mượn mua được hai con bò sữa. Thời gian đầu khó khăn, lại không có nhiều kinh nghiệm, đã có lúc anh tưởng mình phải dừng “cuộc chơi”. Cho đến năm 2003, số bò sữa mà anh đầu tư ngày một lớn. Nhưng không may lúc này thị trường sữa gặp phải rủi ro, nhà máy thu mua giá thấp, giá nguyên liệu tăng cao, khiến cho nhiều hộ dân nuôi bò sữa phải sống trong cảnh bấp bênh. Anh Thiết tâm sự với chúng tôi: “Vào khoảng năm 2006, thị trường sữa Việt Nam gặp phải một số khó khăn, hầu hết các hộ gia đình nuôi bò sữa đều bỏ cuộc. Lúc đó gia đình tôi cũng tính bán hết số bò đi để gỡ lại vốn, nhưng vì giá bán quá rẻ nên đành phải nhắm mắt “liều một phen” xem sao”.
Nghĩ là làm, mặc cho rủi ro kéo đến, anh Thiết quyết định giữ lại toàn bộ số bò. Thời gian này, hai vợ chồng anh phải thay nhau, người thì đi cắt cỏ, người thì đi học về cách chăm sóc, cũng như phòng chống bệnh cho bò sữa. Hàng năm, bộ phận thú y của phường đến tiêm phòng 2 lần, đồng thời cũng thực hiện phương pháp gieo tinh cho bò sữa.
Tính trung bình, một ngày đàn bò sữa của anh tiêu thụ hết 700 kg cỏ tươi. Ngoài ra, trước khi thực hiện công đoạn vắt sữa, anh phải cho chúng ăn cám. Cho đến bây giờ, kinh tế gia đình anh đều nhờ vào 18 con bò sữa. Cứ một ngày, bình quân đàn bò của anh cho khoảng 255 kg sữa, tương đương với 4 triệu đồng.
Với thu nhập trên, gia đình anh Thiết đã vượt qua khó khăn về kinh tế. Cho đến giờ, anh vẫn tiếp tục đầu tư thêm về chuồng trại cũng như tăng thêm số lượng đàn bò của mình. Anh nói: “Mấy năm gần đây nhờ có đàn bò mà kinh tế gia đình bớt eo hẹp, sắp tới đây, tôi dự tính sẽ vay thêm vốn để mở rộng quy mô, nhân rộng hơn nữa mô hình chăn nuôi của mình”.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 8-4, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NN ƯDCNC) Hậu Giang tổ chức buổi Hội thảo đánh giá đặc tính và chọn ra các giống lúa có triển vọng làm cơ sở nhân rộng trong thời gian tới tại ấp 7, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ.

Những ngày này, các cánh đồng ớt trên địa bàn huyện Thanh Bình (địa phương có diện tích trồng ớt lớn nhất tỉnh) bước vào thu hoạch rộ. Tuy nhiên, không khí thu hoạch vụ ớt này không còn hối hả, rộn ràng như vụ ớt năm 2013, do giá ớt đang ở mức thấp, dưới giá thành sản xuất.

Từ đầu năm 2014 đến nay, giá ca cao đã phục hồi và duy trì ở mức từ 4.700 đến 5.000 đồng/kg trái, sau đợt sụt giá vào cuối năm 2013 (chỉ còn 3.000 đến 3.500 đồng/kg trái). Hạt ca cao lên men hiện có giá từ 55.500 đến 61.500 đồng/kg. Sự biến động giá ca cao lần này có ý nghĩa đặc biệt đối với người trồng cây ca cao.

Liên tục mấy ngày qua trận mưa đầu mùa khá lớn tại thị xã Đồng Xoài (Bình Phước) và một số huyện, thị khiến nông dân phấn khởi, hàng ngàn ha cây trồng được cứu thoát.

Với mô hình vườn – ao – chuồng khép kín, gia đình ông Ngô Văn Kiện ở xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình không những thoát nghèo mà còn có của ăn của để.