Ổn định diện tích đất nông nghiệp khoảng 300.000ha

Trong đó tiếp tục bố trí lại cơ cấu cây trồng phấn đấu đến năm 2020, giá trị sản phẩm nông nghiệp đạt 180 triệu đồng/ha/năm (hiện đã đạt 130 triệu đồng/ha/năm).
Cụ thể đến năm 2020, ổn định 150.000ha cà phê, 26.000ha chè, 4.500 - 5.000ha dâu tằm, 10.000ha điều, 55.000ha rau, 7.900ha hoa, 20.200ha lúa...
Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng nấm bào ngư xuất hiện ở TX. Gò Công (Tiền Giang) khoảng 2 - 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên, do người mua phôi nấm không rõ nguồn gốc, người bán không chịu trách nhiệm về chất lượng; đầu ra sản phẩm nấm bấp bênh, dễ bị thương lái ép giá… nên không ít người trồng lâm vào cảnh lỗ vốn, bỏ nghề.

Vụ hè thu năm 2013, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành triển khai thực hiện mô hình sản xuất đậu nành kết hợp bao tiêu sản phẩm tại xã Tân Nhuận Đông, mô hình bước đầu cho hiệu quả cao hơn so với trồng lúa.

Mùa mưa, trong khi nhiều nơi khác trong tỉnh Quảng Ngãi việc trồng cây rau màu gặp khó khăn do thời tiết bất lợi, thì với nhiều bà con nông dân ở các xã Đức Thạnh, Đức Minh, Đức Chánh (Mộ Đức) lại là mùa "ăn nên làm ra", nhờ trồng cà tím trên những vùng đất cát.

Giá khoai lang tím Nhật tại huyện Bình Tân (Vĩnh Long) tăng liên tục những ngày qua. Ngày 8/11, thương lái mua khoai tại ruộng giá từ 850.000- 900.000 đ/tạ (60kg). Các loại khoai trắng giấy, trắng sữa cũng tăng thêm từ 20- 30% so đầu vụ.

Vụ nuôi thủy sản năm 2013, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh có 21 hộ đã chuyển 27,8ha đất nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh sang nuôi tôm thẻ chân trắng đem lại hiệu quả kinh tế cao, bình quân lợi nhuận 400 triệu đồng/ha; 03 hộ nuôi tôm sú bán thâm canh chuyển sang nuôi sò huyết trong ao đất, bước đầu đem lại hiệu quả, bình quân lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng/ha, năng suất bình quân khoảng 05 tấn/ha.