Ổn Định Cuộc Sống Nhờ Trồng Màu

Xen canh cây lúa với hoa màu không còn lạ lẫm với người dân xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời, bởi bà con ở đây đang rất thành công với mô hình này. Một số hộ đã chuyển hẳn từ trồng lúa sang trồng hoa màu vì lợi nhuận mà hoa màu mang lại cao hơn cây lúa gấp nhiều lần.
Diện tích trồng hoa màu của xã hiện lên đến 270 ha. Vụ mùa 2013 vừa qua, đa số bà con lợi nhuận rất cao từ cây hoa màu, nhiều hộ thu vài chục đến hàng trăm triệu đồng, đặc biệt là những tháng mùa mưa.
Mô hình trồng xen canh 1 vụ lúa, 1 vụ màu của ông Bùi Văn Định, ấp Kinh Ngang, là một điển hình. Nhờ xen canh hoa màu đã giúp ông cải thiện thu nhập, mỗi công trồng hoa màu thu về hơn 20 triệu đồng trong vụ vừa qua.
Chuyển tất cả diện tích đất từ trồng lúa sang trồng hoa màu, ông Nguyễn Trọng Phối, ấp Đòn Dong, là một điển hình. Với diện tích 6 ha đất trồng lúa trước kia, ông thử nghiệm trồng hoa màu. Thấy được lợi nhuận cao, ông mạnh dạn chuyển tất cả sang trồng hoa màu.
Chủ yếu những loại hoa màu có giá ổn định được thu mua nhiều như: hành lá, cà chua, bầu. 6 tháng mùa mưa vùa qua, cây hoa màu giúp ông thu về hơn 110 triệu đồng.
Tuy loại hình xen canh, đa canh xuất hiện từ rất lâu trên địa bàn xã, nhưng bà con ở đây vẫn chưa được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, đa số do tự học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Tình trạng người dân dùng phân bón và thuốc trừ sâu không đúng kỹ thuật, mỗi người sử dụng mỗi loại khác nhau, gây nên nguy cơ sâu bệnh kháng thuốc. Từ đó buộc người dân sử dụng những loại thuốc mạnh hơn, vừa lãng phí, vừa có thể ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm cho các loại nông sản.
Ngoài ra, việc nhiều thương lái thu mua ép giá, lúc thấp, lúc cao khiến đầu ra của nông sản không ổn định. Lắm lúc bà con phải bán tháo vì thời gian bảo quản của hoa màu rất ngắn.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện mô hình liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp trong việc sản xuất lúa Nhật, nhiều nông dân phường Mỹ Hòa (TP. Long Xuyên - An Giang) đã cải thiện kinh tế gia đình và vươn lên khá giả. Hàng năm, Tổ hợp tác sản xuất lúa Nhật cung cấp cho công ty thu mua hơn 500 tấn lúa giống và thương phẩm, thu về lợi nhuận trên 4,5 tỷ đồng.

Thời gian gần đây, khi rộ lên thông tin dịch cúm A (H5N1) bùng phát trên một đàn yến nuôi ở TP Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận), không chỉ những người nuôi yến mà nhiều người dân đang “chung sống” với những ngôi nhà yến ở tỉnh Bình Định cũng đang thấp thỏm lo lắng…

Từ cuối tháng 3 đến nay, do trời nắng nóng nên giá dừa uống nước tăng cao, từ 60.000 đồng/chục (12 trái) lên 90.000 đồng. Dì Ba Thành ngụ ấp Bình Phong (Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang) phấn khởi cho biết: Với giá dừa này, 1,5 công dừa của tôi hiện cho trái, mỗi tháng thu hoạch được khoảng 3 triệu đồng bằng lợi nhuận làm ra từ 4 công lúa suốt hơn 3 tháng trời vất vả.

Mặc dù đang trong thời gian “giới nghiêm” cấm bẫy tôm hùm con của UBND tỉnh Bình Thuận. Nhưng tại một số nơi như: xã Thuận Quý (huyện Hàm Thuận Nam); phường Mũi Né, TP.Phan Thiết… tình trạng thả lưới bẫy tôm hùm con vẫn diễn ra.

Ngày 17/4, Bộ NNPTNT sẽ họp để xây dựng Thông tư quy định tạm thời về quản lý hoạt động nuôi chim yến nhằm đối phó ngay với việc phát hiện vi rút cúm A/H5N1 trên đàn chim yến tại Ninh Thuận, ngăn ngừa nguy cơ phát tán dịch.