Ổi rừng giòn ngọt sạch 100% làm xiêu lòng chị em thành thị

Vì mọc hoang dã nên quả ổi rừng chỉ bằng, hoặc nhỉnh hơn ngón chân cái người lớn và bề mặt cũng không mướt, láng... nên nhìn không bắt mắt bằng ổi trồng trong vườn nhà dưới đồng bằng.
Thế nhưng bù lại, khi chín quả ổi rừng có mùi thơm nhẹ, vị ngọt thanh, ruột ít cơm.
Tuy nhiên, ngon hơn cả là khi ăn quả ổi gần chín chấm với muối ớt.
Vị ngọt, chua và giòn của ổi rừng, cộng với cái mặn của muối và cay xè của ớt thừa sức để làm xiêu lòng nhiều chị em thị thành.
Là sản phẩm sạch nên hiện ổi rừng rất được người tiêu dùng ưa chuộng.
Chỉ cần đi dọc theo bất kỳ vùng đồi, núi nào ở Quảng Ngãi cũng có thể tìm thấy ổi rừng.
Loại quả này cho trái quanh năm, thế nhưng theo người dân ở vùng núi Quảng Ngãi thì nhiều nhất là khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7.
Tranh thủ những lúc nghỉ ngơi khi làm nương, đi rừng, người dân lại dạo xung quanh để tìm hái loại trái này đem về bán, hoặc làm quà cho con cháu ở nhà.
Tùy theo thời gian đã sinh trưởng mà lượng quả hái được của mỗi cây khác nhau, nhưng ít thì cũng được 20-40 quả/cây.
Nếu gặp cây ổi rừng mọc lâu năm mà người dân hay gọi là ổi cổ thụ, với chiều cao lên đến 5-7m, đường kính của tán lá từ 3-4m thì số quả hái được đựng cả gùi.
Thời gian gần đây, ổi rừng được xếp vào sản phẩm "sạch 100%" nên được nhiều người tiêu dùng ở đồng bằng ưa chuộng. Giá bán loại trái rừng này khá rẻ, chỉ từ 2.000-3.000 đồng/12-14 quả.
Ổi rừng ra hoa và cho quả quanh năm.
Cây ổi rừng được người dân ở thôn Nước Nong, xã Sơn Lập, huyện Sơn Tây đem về trồng trong vườn nhà.
Những năm gần đây, tình trạng rừng đồi bị chặt phá, triệt hạ ồ ạt trái phép để lấy đất trồng keo, bạch đàn, mì (sắn) đã khiến cho số lượng ổi rừng giảm đi rất nhiều.
Tuy nhiên, hiện nhiều gia đình đồng bào thiểu số ở các huyện trong tỉnh Quảng Ngãi như: Sơn Tây, Tây Trà... đã mang cây ổi rừng về trồng ven bờ vườn xung quanh nhà để tạo bóng mát và thu quả bán.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, tại thôn Tầm Ngân 2, xã Lâm Sơn (Ninh Sơn) có khoảng 3 sào mít, trong đó có 15% cây mít đang mùa thu hoạch bị sâu đục trái gây hư hại.

Tại các huyện: Thoại Sơn, Châu Thành, Phú Tân, thị xã Tân Châu (An Giang)… có 37 hộ chăn nuôi vịt theo phương pháp an toàn sinh học, với quy mô mỗi hộ từ 500 con đến 4.000 con.

Theo chân ông Huỳnh Hùng, Chủ tịch Hội nông dân xã Công Hải, Thuận Bắc, chúng tôi tìm về thôn Hiệp Kiết gặp ông Nguyễn Quới, gương nông dân sản xuất điển hình của địa phương.Ông vui vẻ kể lại những ngày đầu lập nghiệp khó khăn của hai vợ chồng. Năm 1983, tích lũy được ít vốn, vợ chồng ông mua chiếc máy cày 30 triệu đồng làm đất cho bà con thôn xóm.

Gần đây, vài nơi vùng ngọt hóa phía Bắc của tỉnh Cà Mau, nhiều nông hộ trồng lúa lâu năm đã lén đưa nước mặn vô ruộng nuôi tôm, khiến chính quyền sở tại lo lắng…

Trong khi rất nhiều người tiêu dùng bị lừa khi mua phải cá tầm nhập lậu, thì không ít cơ sở sản xuất trong nước lại đang chờ phá sản vì không thể cạnh tranh với cá tầm nhập lậu giá rẻ.