Ổi rừng giòn ngọt sạch 100% làm xiêu lòng chị em thành thị

Vì mọc hoang dã nên quả ổi rừng chỉ bằng, hoặc nhỉnh hơn ngón chân cái người lớn và bề mặt cũng không mướt, láng... nên nhìn không bắt mắt bằng ổi trồng trong vườn nhà dưới đồng bằng.
Thế nhưng bù lại, khi chín quả ổi rừng có mùi thơm nhẹ, vị ngọt thanh, ruột ít cơm.
Tuy nhiên, ngon hơn cả là khi ăn quả ổi gần chín chấm với muối ớt.
Vị ngọt, chua và giòn của ổi rừng, cộng với cái mặn của muối và cay xè của ớt thừa sức để làm xiêu lòng nhiều chị em thị thành.
Là sản phẩm sạch nên hiện ổi rừng rất được người tiêu dùng ưa chuộng.
Chỉ cần đi dọc theo bất kỳ vùng đồi, núi nào ở Quảng Ngãi cũng có thể tìm thấy ổi rừng.
Loại quả này cho trái quanh năm, thế nhưng theo người dân ở vùng núi Quảng Ngãi thì nhiều nhất là khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7.
Tranh thủ những lúc nghỉ ngơi khi làm nương, đi rừng, người dân lại dạo xung quanh để tìm hái loại trái này đem về bán, hoặc làm quà cho con cháu ở nhà.
Tùy theo thời gian đã sinh trưởng mà lượng quả hái được của mỗi cây khác nhau, nhưng ít thì cũng được 20-40 quả/cây.
Nếu gặp cây ổi rừng mọc lâu năm mà người dân hay gọi là ổi cổ thụ, với chiều cao lên đến 5-7m, đường kính của tán lá từ 3-4m thì số quả hái được đựng cả gùi.
Thời gian gần đây, ổi rừng được xếp vào sản phẩm "sạch 100%" nên được nhiều người tiêu dùng ở đồng bằng ưa chuộng. Giá bán loại trái rừng này khá rẻ, chỉ từ 2.000-3.000 đồng/12-14 quả.
Ổi rừng ra hoa và cho quả quanh năm.
Cây ổi rừng được người dân ở thôn Nước Nong, xã Sơn Lập, huyện Sơn Tây đem về trồng trong vườn nhà.
Những năm gần đây, tình trạng rừng đồi bị chặt phá, triệt hạ ồ ạt trái phép để lấy đất trồng keo, bạch đàn, mì (sắn) đã khiến cho số lượng ổi rừng giảm đi rất nhiều.
Tuy nhiên, hiện nhiều gia đình đồng bào thiểu số ở các huyện trong tỉnh Quảng Ngãi như: Sơn Tây, Tây Trà... đã mang cây ổi rừng về trồng ven bờ vườn xung quanh nhà để tạo bóng mát và thu quả bán.
Có thể bạn quan tâm

Với nhiều hoạt động thiết thực giúp hội viên nông dân vươn lên phát triển kinh tế, nổi bật là hoạt động ủy thác cho vay vốn, Hội Nông dân tỉnh đã trở thành “cầu nối” quan trọng đưa nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Từ đó góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Con số mà ông Hương cập nhật đến hết tháng 5/2014 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước trong 5 tháng đã đạt 472 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ 2013. Với con số này, rau quả Việt Nam tiếp tục giữ vững uy tín và vị thế tại những thị trường chủ lực như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore…

Diện tích thu hoạch mỗi vụ trong năm từ 90-120ha/máy, nếu tính trung bình khoảng 100ha/máy ở 2 vụ chính là Đông xuân và Hè thu, thì với giá thu hoạch lúa bằng máy khoảng 300.000 đồng/công, sẽ cho nguồn thu mỗi máy/vụ là 300 triệu đồng.

Từ năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành tiêu chuẩn VietGAP áp dụng trên các loại nông thủy sản Việt Nam. Ngành nông nghiệp Đồng Tháp cũng từng bước triển khai áp dụng cho người nông dân thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn GAP để tiến đến tiêu chuẩn GlobalGAP và một số tiêu chuẩn bắt buộc khác của các nhà nhập khẩu.

Tuy cây tam thất có giá trị kinh tế cao, điều kiện thổ nhưỡng ở xã Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) phù hợp, nhưng người dân nơi đây cần phải thận trọng khi mở rộng diện tích trồng loài cây này bởi sản phẩm chưa có đầu ra ổn định.