Ô-xtrây-li-a chính thức cho phép nhập khẩu trái vải tươi của Việt Nam

Đây là kết quả sau nhiều năm đàm phán giữa Việt Nam và Ô-xtrây-li-a, là một trong những kết quả từ chuyến thăm chính thức Ô-xtrây-li-a của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Vải là loại trái cây tươi đầu tiên của Việt Nam được cấp phép nhập khẩu vào Ô-xtrây-li-a, mở ra cơ hội mới cho một số loại trái cây khác như thanh long, nhãn, xoài...
Theo văn bản trên, các doanh nghiệp có nhu cầu có thể chính thức xin giấy phép nhập khẩu với cơ quan kiểm dịch thực vật của Ô-xtrây-li-a để ký các hợp đồng thương mại. Theo quy định của Ô-xtrây-li-a, để xuất khẩu trái vải tươi của Việt Nam vào thị trường này phải bảo đảm năm yêu cầu về vùng trồng, cơ sở đóng gói vải, bao bì và ghi nhãn, xử lý chiếu xạ, kiểm dịch lô vải xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Mùa mưa năm 2011, Hợp tác xã Nông nghiệp – Dịch vụ Hợp Tiến (Đắk Glong) đã đưa 20.000 cây giống thanh long ruột đỏ về cho xã viên trồng trên diện tích 5 ha tại xã Quảng Sơn. Sau 3 năm, những vườn cây này đã bước vào thời kỳ kinh doanh, cho thu nhập cao.

Với giá thành như hiện nay từ 2.500 đồng/1kg đến 3.000 đồng /1kg, sau khi trừ hết chi phí, mỗi héc ta cải củ trắng mang lại lợi nhuận kinh tế từ 120 triệu đồng đến 150 triệu đồng.

Anh Nguyễn Duy Tài ở thôn 4, xã Đắk Som (Đắk Glong) hiện đang nuôi 800 con heo hướng nạc. Đây là lứa thứ 2, anh liên kết với Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam.

Theo thống kê, trên địa bàn xã Đắk Wil (Chư Jút) hiện có hơn 750 ha cà phê, trong đó, phần lớn các vườn cà phê đã trồng khá lâu năm. Để thay thế cho diện tích cà phê này, những năm gần đây, người dân đã thực hiện “trẻ hóa” vườn cây bằng cách áp dụng kỹ thuật ghép chồi.

Những năm gần đây, việc phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại đã được nông dân ở xã Đức Mạnh (Đắk Mil) chú trọng. Đến nay, số hộ dân có trang trại chăn nuôi cho thu nhập cao ngày một tăng lên, góp phần thúc đẩy kinh tế của địa phương ngày càng phát triển.