Ở quê giờ cái gì cũng đủ chỉ thiếu người

Nông thôn buồn hiu và vắng tiếng cười tuổi trẻ vì họ lên thành phố, họ lăn vào cuộc mưu sinh đầy gian khó, bỏ lại những ông già, bà cả với những tiếng ho sù sụ sau lưng.
Dường như làng đang “rỗng”!
Tình trạng làng đang “rỗng” đâu chỉ ở Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hà Tĩnh..., đâu đâu cũng có cảnh đầu làng, cuối xóm vắng teo.
Thỉnh thoảng tivi chiếu cảnh nông thôn mới bây giờ, ai cũng công nhận là đẹp, đường bằng bê tông thẳng tắp, hệ thống thoát nước đâu ra đấy, trẻ em mặc đẹp đến trường.
Nhưng sự sạch đẹp, khang trang kia đâu có ngăn được xu hướng ly hương.
Thanh niên lớn lên, trừ số ít vào cao đẳng, đại học, đa số đều tính chuyện lên thành phố đi làm thuê, kiếm tiền.
Những người nông dân ly quê, lên thành phố làm ăn, họ sống trong những căn nhà trọ tồi tàn, mất vệ sinh và chịu cảnh “3 không”: Không tổ chức, không họp hành, không báo đài.
Họ để con ở nhà, phó mặc cho người già hoặc người vợ trông coi.
Vắng cha, nên không ít đứa sinh hư, học hành lêu lổng...
Một năm đôi lần, họ về quê, khi thì đem theo ít tiền, khi thì mang theo chiếc tivi màn hình phẳng.
Chẳng biết đến khi về già, người nông dân không còn làm ăn lang bạt nữa, cái tivi kia có đủ bền để “hưởng thụ” không?
Đặt thực tế này bên cạnh những bản báo cáo về mức đầu tư, mức tăng trưởng kinh tế, về CNH – HĐH không ngừng tăng lên, mới thấy có điều gì đó không ổn.
Bởi “Cơ thể” của một nông thôn mới, dẫu có đẹp đến đâu, cơ sở vật chất hiện đại đến mức nào? Nhưng thực tế, còn nhiều nông dân thiếu việc làm, thu nhập thấp, không thể giàu lên trên chính mảnh đất sinh ra họ.
Đó là chưa kể, người dân ở nông thôn so với thành phố còn lắm thiệt thòi như: Đi viện, tiếp cận thị trường, tiếp cận thông tin và hưởng các dịch vụ công ích khác mà sự nghiệp đổi mới của đất nước đã đem lại.
Khi người nông dân chưa an tâm với cuộc sống ngay trên quê hương mình, khi việc làm thiếu, thì xu hướng di cư tìm việc làm vẫn còn tăng mạnh.
Khi điện, đường, trường, trạm, internet, quán ăn...
có đầy đủ là bao, nhưng miếng cơm, tấm áo vẫn còn gian nan với người nông dân thì chưa có thể nói việc xây dựng nông thôn mới đã hoàn thành!
Có thể bạn quan tâm

Không ai có thể ngờ, anh nông dân chân chất có cái tên rất hoa mỹ Nguyễn Văn Đẹp đã từng kinh qua nghề "gõ đầu trẻ", sau đó chuyên kinh doanh phụ tùng xe gắn máy. Anh chỉ mới "biến thành" nông dân hơn… 2 năm nay nhưng những "bô lão" nông dân hàng đầu tại vùng đất này cũng phải thán phục kỹ thuật trồng cà chua trong nhà lưới kỹ thuật cao của anh. Nhiều người nói, Đẹp mới vào nghề nông mà chẳng hiểu sao lại rất am hiểu về đất, độ ẩm, nhiệt độ, giống má…, cứ y như là nhà khoa học vậy!

Anh Phạm Văn Vũ (SN 1968), ngụ tại ấp Xóm Trại, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi (TP.HCM) là một trong những ND đầu tiên nuôi bò sữa và làm giàu từ vật nuôi này.

Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai cho biết, tỉnh Đồng Nai có tổng số đàn heo lớn nhất cả nước với hơn 1,2 triệu con đang nuôi tại 1.261 trang trại, trung bình mỗi ngày có 4.000 con heo được xuất bán. Sau khi có thông tin một số trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại Đồng Nai, người tiêu dùng đã giảm sử dụng thịt heo, giá heo hơi trên thị trường giảm mạnh, từ 56.000 đồng/kg giảm còn 42.000 đồng/kg, gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi của địa phương. Theo đánh giá của Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, thiệt hại do giá heo giảm trong thời gian qua ước tính hơn 500 tỷ đồng.

Năm 2002, anh Nguyễn Trung Hiếu quyết định từ bỏ công việc ở phòng nông nghiệp huyện để về quê xây dựng cơ sở sản xuất tôm sú giống. Anh Hiếu tâm sự, thấy dân mình đầu tư nuôi tôm ngày càng nhiều nhưng nguồn con giống lại phải mua ở tỉnh khác, nguồn giống trôi nổi nên rất dễ xảy ra dịch bệnh. Vậy là mình quyết tâm làm, vừa làm vừa học. Đến khi đã sản xuất thành công tôm sú giống rồi thì lại "bí" đầu ra. Khó khăn càng chồng chất.

Mục tiêu nhằm tạo ra được sản phẩm thuỷ sản chất lượng và an toàn thực phẩm phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu; đánh giá được hiện trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản cũng như hiệu quả kinh tế các mô hình. Xin giới thiệu những giải pháp để bà con tham khảo: