Ô Nhiễm, Tôm Chết Trắng Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Vụ tôm sú năm 2011-2012, nông dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị thiệt hại nặng khi tôm mới thả nuôi đã chết hàng loạt do bị bệnh hoại tử gan tụy.
Vừa thả xuống đã chết
Bà Phạm Thị Muội ở ấp 4 (xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang) thả 220.000 con giống mới được 1 tháng tuổi thì toàn bộ tôm nuôi phát bệnh gan tụy chết sạch, vốn đầu tư gần 90 triệu đồng đã tan theo xác tôm.
Bà Muội cho biết: “Không chỉ gia đình tôi bị thiệt hại mà hầu hết bà con ở ấp 4 đều bị tình trạng tôm chết hàng loạt. Trước khi thả nuôi gia đình tôi đã đem giống ra tận tỉnh Ninh Thuận lấy mẫu đi xét nghiệm, sạch bệnh mới mua về mới thả nuôi nhưng cũng bị thiệt hại. Môi trường ao xử lý kỹ theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp nhưng không hiểu sao tôm vừa thả nuôi đã chết…”.
Những năm trước đây, vùng nuôi tôm công nghiệp xã Mỹ Long Nam luôn thắng lớn với hàng trăm hộ nuôi có lời từ vài trăm triệu đến hơn 1 tỉ đồng/vụ. Thế nhưng, năm nay rất nhiều hộ đã bị mất vốn.
Ông Nguyễn Văn Bền – Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Long Nam cho biết: “Đến nay, toàn xã đã có 771 hộ thả nuôi với diện tích 616 ha. Tuy nhiên đã có 644 hộ với diện tích 524 ha đã bị thiệt hại hoàn toàn. Trung bình 10 hộ thả nuôi thì đã có gần 9 hộ bị thiệt hại”. Ngoài ra, rất nhiều vùng nuôi khác ở các huyện Duyên Hải, Châu Thành cũng xuất hiện tình trạng tôm mới thả nuôi hơn 1 tháng tuổi đã xuất hiện tình trạng chết hàng loạt. Rất nhiều nông dân không dám tiếp tục đầu tư cải tạo ao, thả nuôi vì tôm liên tục chết và lan rộng ra nhiều địa phương khác nhau.
Tại tỉnh Sóc Trăng, vùng nuôi tôm ở huyện Mỹ Xuyên, Trần Đề, Vĩnh Châu… cũng xuất hiện tình trạng tôm chết hàng loạt khiến cho người nuôi thua lỗ nặng. Ông Lê Thanh Mẫn ở xã Khánh Hòa (thị xã Vĩnh Châu) cho biết: “Năm nay tôm bị nhiễm bệnh nhiều hơn và chỉ thả xuống 15 ngày là xuất hiện bệnh, chết hàng loạt. Nhiều hộ không dám cải tạo ao để thả nuôi tiếp vì sợ dịch bệnh”.
Nguồn nước ô nhiễm
Nguyên nhân tôm mới thả nuôi bị thiệt hại ở Trà Vinh đã được Trung tâm kiểm định và Khảo nghiệm thuốc BVTV phía Nam xác định là do môi trường ao nuôi đã bị ô nhiễm, thời tiết diễn biến khá phức tạp nắng nóng kéo dài, cơn mưa trái vụ nên tôm bị bệnh… Đồng thời, do ảnh hưởng của thuốc BVTV và các loại hóa chất cải tạo xử lý ao nuôi…
Trong đó, nguyên nhân đáng quan tâm nhất là dư lượng thuốc BVTV có nồng độ đều vượt giới hạn cho phép đối với tôm sú nuôi và có khả năng gây chết trong vòng 35 ngày. Trong 6 mẫu nước thu ở các tuyến sông đầu nguồn tại các địa phương như Long Vĩnh, Long Toàn (huyện Duyên Hải); Hiệp Mỹ, Thâu Râu ( huyện Cầu Ngang)… qua phân tích đã phát hiện dư lượng thuốc BVTV Cypermethrin với các nồng độ giao động từ: 0,010 – 0,042µg/l; một mẫu nước thu ở ao nuôi có sử dụng EVIRO có thành phần thuốc BVTV Cypermethrin với nồng độ 0,014 µg/l, Permethrin 0,008 µg/l.
Có thể bạn quan tâm

Dọc theo cầu Thái Hòa đến khu vực cầu Nổi rạch Tây Ninh, dưới mé sông, đủ loại cá ngoi đầu lên mặt nước đớp không khí. Một người dân tên Tú (ở gần cầu Bến Chùa, xã Thanh Điền, Châu Thành) cho biết, từ sáng sớm anh đã thấy cá nổi nhiều trên rạch nên chèo ghe đi vớt. Chỉ chưa đầy một buổi mà vớt được gần chục ký cá.

Theo sự giới thiệu của Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn chúng tôi đến thăm gia đình anh Lại Văn Diến, khu 2, thị trấn Kỳ Sơn là hộ gia đình hội viên nông dân tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Sáng ngày 6/8, Hội chợ triển lãm quốc tế Thủy sản Việt Nam (VietFish) lần thứ 16 năm 2014 do Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam tổ chức đã khai mạc tại thành phố Hồ Chí Minh.

Những năm qua, Trạm khuyến nông - khuyến lâm huyện Lạc Thủy đã làm tốt chức năng cầu nối chuyển giao tiến bộ KHKT, hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đây là động lực quan trọng để phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Cá mú nghệ trước đây được xuất khẩu hoàn toàn qua Đài Loan. 2 năm nay, thị trường này không nhập khẩu nữa, người nuôi cá mú nghệ tại vùng đìa Bãi Giếng Nam (thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đứng ngồi không yên.