Ô Nhiễm Môi Trường Do Nước Thải Chăn Nuôi Heo

Từ nhiều năm nay, hơn chục hộ dân ở tổ 5, khu vực 2, phường Trần Quang Diệu (TP Quy Nhơn) phải khốn khổ vì tình trạng ô nhiễm môi trường do các hộ nuôi heo trên địa bàn gây ra; nhiều lần bà con đã phản ánh lên các cơ quan chức năng, nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Theo phản ánh của người dân địa phương, chúng tôi tìm đến các hộ nuôi heo của ông Nguyễn Chút, Nguyễn Sô và Nguyễn Nghiệp cùng ở tổ 5, mỗi nhà nuôi trên 20 con heo, nhưng không làm hố biôga để tận dụng làm chất đốt mà cứ thế đặt ống từ chuồng nuôi rồi xả thẳng nước thải ra trước ruộng. Nước thải từ trong nhà những hộ nuôi heo này đổ ra con mương có màu đen sì, đặc quánh, luôn bốc mùi hôi thối.
Bà Trần Thị Bê, ở cùng địa phương, bức xúc cho biết: Trước đây môi trường ở vùng quê này rất trong lành, nhưng từ khi một số hộ nuôi heo mà không xử lý chất thải thì môi trường đã xấu đi nghiêm trọng. Gió mang mùi hôi thối từ trại heo bay vào nhà khiến mọi người không thể chịu nổi. Đã vậy, nước thải cứ cho chảy ra ruộng phía trước càng tăng thêm mức độ ô nhiễm. Không chỉ gia đình bà Khâm, nhiều gia đình sống gần các hộ nuôi heo này cũng rất bức xúc. Theo chị Hòa, một hộ dân ở gần đó: Chúng tôi ở riết rồi cũng phải chấp nhận và cũng “quen” dần chứ có ai giải quyết được gì đâu.
Bà con nơi đây cho biết đã nhiều lần gửi đơn khiếu nại qua cán bộ phường, nhưng đến nay vẫn chưa thấy ai trả lời. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Trần Thanh Tín, khu vực trưởng khu vực 2, phường Trần Quang Diệu, có ý kiến: Địa bàn khu vực 2 hiện nay rất phức tạp, nhất là chuyện ô nhiễm môi trường, việc nuôi heo của một số hộ dân còn quá bừa bãi, những hộ dân ở đây còn bỏ rác dọc hai bên đường. Yêu cầu chính quyền địa phương xem xét, giải quyết một cách triệt để.
Qua thực tế tại đây, chúng tôi thấy các hộ dân sống tại khu vực này mỗi ngày vẫn phải chịu trận mùi phân heo hôi thối do những cơn gió hắt thẳng vào nhà. Mặc dù một số hộ đã xây bức tường cao để chắn trước cửa nhà để ngăn cách với tình trạng ô nhiễm trên song vẫn còn ngửi thấy mùi phân heo nồng nặc từ những đám ruộng bốc lên.
Trước thực trạng ô nhiễm môi trường do nước thải từ chăn nuôi heo ở tổ 5, khu vực 2, phường Trần Quang Diệu, người dân nơi đây rất mong ngành chức năng cùng chính quyền địa phương kiểm tra thực tế và có hướng xử lý để trả lại không khí trong lành cho bà con.
Có thể bạn quan tâm

Xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) có 200 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó có 106 ha nuôi công nghiệp. Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong các năm vừa qua diện tích nuôi tôm công nghiệp tại địa phương năng suất thấp, chủ đồng chưa có lợi nhuận.

Hiện tại, giá cá tại các chợ trên địa bàn xã Vĩnh Xương như: cá chốt giấy, cá rô đồng có giá từ 60.000 – 80.000đ, cá Mè Vinh có giá từ 50.000đ – 60.000đ. Nhờ vậy, mà các hộ làm nghề đánh bắt thủy sản cũng có thêm thu nhập cao ở lúc cuối lũ, bình quân mỗi ngày các hộ này, có thu nhập từ 150.000đ trở lên, qua đó góp phần năng cao đời sống của người dân vùng lũ đầu nguồn Tân Châu hiện nay.

Tại Hội nghị Xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL trong khuôn khổ MDEC - Sóc Trăng 2014, tỉnh Tiền Giang kêu gọi đầu tư vào 5 dự án nông nghiệp, nông thôn với số tiền 1.000 tỷ đồng.

Tiền Giang nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và có nhiều lợi thế phát triển vùng cây ăn trái. Để tạo bước chuyển biến, tỉnh ta đã xác định 7 loại trái cây đặc sản cần khuyến khích đầu tư phát triển và đã hình thành các vùng chuyên canh như: Xoài cát Hòa Lộc, bưởi lông Cổ Cò, sầu riêng Ngũ Hiệp, vú sữa Lò Rèn, thanh long Chợ Gạo, sơ ri Gò Công, khóm Tân Phước.

Theo ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP): 9 tháng năm 2014, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt gần 2,94 tỷ USD, tăng 42% so với cùng kỳ. Đến cuối năm, dự báo xuất khẩu tôm sẽ đạt mức 3,8 tỷ USD.