Ô Nhiễm Môi Trường Do Nước Thải Chăn Nuôi Heo

Từ nhiều năm nay, hơn chục hộ dân ở tổ 5, khu vực 2, phường Trần Quang Diệu (TP Quy Nhơn) phải khốn khổ vì tình trạng ô nhiễm môi trường do các hộ nuôi heo trên địa bàn gây ra; nhiều lần bà con đã phản ánh lên các cơ quan chức năng, nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Theo phản ánh của người dân địa phương, chúng tôi tìm đến các hộ nuôi heo của ông Nguyễn Chút, Nguyễn Sô và Nguyễn Nghiệp cùng ở tổ 5, mỗi nhà nuôi trên 20 con heo, nhưng không làm hố biôga để tận dụng làm chất đốt mà cứ thế đặt ống từ chuồng nuôi rồi xả thẳng nước thải ra trước ruộng. Nước thải từ trong nhà những hộ nuôi heo này đổ ra con mương có màu đen sì, đặc quánh, luôn bốc mùi hôi thối.
Bà Trần Thị Bê, ở cùng địa phương, bức xúc cho biết: Trước đây môi trường ở vùng quê này rất trong lành, nhưng từ khi một số hộ nuôi heo mà không xử lý chất thải thì môi trường đã xấu đi nghiêm trọng. Gió mang mùi hôi thối từ trại heo bay vào nhà khiến mọi người không thể chịu nổi. Đã vậy, nước thải cứ cho chảy ra ruộng phía trước càng tăng thêm mức độ ô nhiễm. Không chỉ gia đình bà Khâm, nhiều gia đình sống gần các hộ nuôi heo này cũng rất bức xúc. Theo chị Hòa, một hộ dân ở gần đó: Chúng tôi ở riết rồi cũng phải chấp nhận và cũng “quen” dần chứ có ai giải quyết được gì đâu.
Bà con nơi đây cho biết đã nhiều lần gửi đơn khiếu nại qua cán bộ phường, nhưng đến nay vẫn chưa thấy ai trả lời. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Trần Thanh Tín, khu vực trưởng khu vực 2, phường Trần Quang Diệu, có ý kiến: Địa bàn khu vực 2 hiện nay rất phức tạp, nhất là chuyện ô nhiễm môi trường, việc nuôi heo của một số hộ dân còn quá bừa bãi, những hộ dân ở đây còn bỏ rác dọc hai bên đường. Yêu cầu chính quyền địa phương xem xét, giải quyết một cách triệt để.
Qua thực tế tại đây, chúng tôi thấy các hộ dân sống tại khu vực này mỗi ngày vẫn phải chịu trận mùi phân heo hôi thối do những cơn gió hắt thẳng vào nhà. Mặc dù một số hộ đã xây bức tường cao để chắn trước cửa nhà để ngăn cách với tình trạng ô nhiễm trên song vẫn còn ngửi thấy mùi phân heo nồng nặc từ những đám ruộng bốc lên.
Trước thực trạng ô nhiễm môi trường do nước thải từ chăn nuôi heo ở tổ 5, khu vực 2, phường Trần Quang Diệu, người dân nơi đây rất mong ngành chức năng cùng chính quyền địa phương kiểm tra thực tế và có hướng xử lý để trả lại không khí trong lành cho bà con.
Có thể bạn quan tâm

Cải Xa-lát là loại cây trồng vụ Đông, đã được bà con nông dân xã Đạo Đức trồng đại trà trong những vụ Đông trước đây. Qua thực tế cho thấy, đây là loại cây trồng ngắn ngày, công chăm sóc ít, nguồn tiêu thụ ổn định, hiệu quả kinh tế cao.

Mấy năm gần đây, sản xuất đậu tương của các tỉnh miền núi phía Bắc có xu hướng giảm dần về diện tích, sản lượng, năng suất không thay đổi qua những mùa vụ. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và lượng nhập khẩu tăng lên hàng năm... đây thực sự là nghịch lý sản xuất đậu tương đã, đang diễn ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong đó có Hà Giang.

Huyện Yên Minh vừa phát động phong trào sản xuất cây vụ Đông năm 2014. Theo kế hoạch, huyện triển khai gieo trồng 3.600 ha cây rau, đậu các loại, tăng gấp 5 lần so với vụ Đông năm 2013. Cụ thể: Gieo trồng 2.800 ha cây rau màu; trên 450 ha đậu; 100 ha khoai tây; 210 ha khoai lang.

Chiếm hơn 80% thị phần trên thế giới, do đó cá tra được xem là sản phẩm “độc quyền” của Việt Nam trên thương trường quốc tế. Song, vấn đề đáng buồn là nghề nuôi và xuất khẩu cá tra ngày càng đi vào ngõ cụt, bởi giá cá bấp bênh càng sản xuất càng thua lỗ. Vì sao cá tra lại rơi vào tình cảnh khốn đốn như vậy...

Trong 5 năm qua, kinh tế nông nghiệp, nông thôn tỉnh ta tiếp tục có bước phát triển. Cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực xuất hiện nhiều gia trại, trang trại, cánh đồng mẫu lớn mang lại thu nhập cao. Kết quả đó có sự đóng góp quan trọng của phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi do Hội Nông dân (HND) các cấp phát động trong những năm qua.