Ô nhiễm cục bộ nguồn nước khiến cá chết hàng loạt
Theo kết quả kiểm tra tại hiện trường và phân tích chỉ tiêu lý-hóa nước kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, đoạn từ cầu Kiệu (Quận 1) đến cầu số 1 (Quận Tân Bình), Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho biết một số chỉ tiêu về độ pH, độ mặn, nhiệt độ nằm trong ngưỡng cho phép không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thủy sinh vật.
Còn lại một số chỉ tiêu vượt ngưỡng cho phép có thể là nguyên nhân chính gây bất lợi cho sự phát triển bình thường của các loài thủy sinh như NH4: 1mg/l; NH3: 0,41 - 0,53mg/l; NO2: 5mg/l (ngưỡng giới hạn cho phép là NH4 dưới 1mg/l, NH3 dưới 0,3mg/l, NO2 dưới 2mg/l).
Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhận định, nguyên nhân có thể do cơn mưa lớn vào chiều ngày 17-5 làm một lượng lớn nước mưa cuốn trôi nước thải sinh hoạt ở cống, rãnh trong khu vực xuống kênh; đồng thời một lượng lớn rác thải có trên kênh (do dân cư vứt xuống) cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm cục bộ, làm các chỉ tiêu chất lượng nước trên kênh (khí độc hại NH3, NO2…) tăng vượt ngưỡng cho phép, ảnh hưởng nghiêm trọng theo chiều hướng xấu đến đời sống sinh vật và gây nên hiện tượng cá chết trên diện rộng ở khu vực quận Tân Bình.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 27/8, ông Lê Khắc Ghi - phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang - cho biết dù xuất khẩu gạo chậm lại, giá trị xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trên địa bàn đến nay chỉ đạt 188,977 triệu USD, giảm tới 31,84% so với cùng kỳ 2013.

Thời gian gần đây, nhiều nông dân trồng tiêu ở Đông Nam bộ chưa kịp vui bởi giá tiêu tăng cao mức kỷ lục khoảng 200.000 đồng/kg, lại đứng ngồi không yên trước tình trạng dịch chết nhanh ở cây tiêu lan rộng.

Các mức giá trả đều cao hơn ngân sách cho phép là 456,60 USD/tấn, việc đấu thầu sẽ được mở lại vào một phiên khác. Trong số các nhà xuất khẩu tham gia bỏ thầu có Vinafood 1 và Vinafood 2.

Vừa qua, Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (gọi tắt là Công ty Bia Sài Gòn) tiếp tục đồng hành cùng Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trao tặng 4 con bò với giá trị khoảng 40 triệu đồng cho bà con nông dân tại huyện Thường Xuân.

Mạnh dạn đưa giống bưởi Diễn về vùng đất khô cằn quê mình, anh Hồ Sỹ Phượng (34 tuổi, quê Nghệ An) từ người đi làm thuê cho các chủ vườn đã trở thành “vua bưởi”, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.