Ô nhiễm cục bộ nguồn nước khiến cá chết hàng loạt
Theo kết quả kiểm tra tại hiện trường và phân tích chỉ tiêu lý-hóa nước kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, đoạn từ cầu Kiệu (Quận 1) đến cầu số 1 (Quận Tân Bình), Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho biết một số chỉ tiêu về độ pH, độ mặn, nhiệt độ nằm trong ngưỡng cho phép không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thủy sinh vật.
Còn lại một số chỉ tiêu vượt ngưỡng cho phép có thể là nguyên nhân chính gây bất lợi cho sự phát triển bình thường của các loài thủy sinh như NH4: 1mg/l; NH3: 0,41 - 0,53mg/l; NO2: 5mg/l (ngưỡng giới hạn cho phép là NH4 dưới 1mg/l, NH3 dưới 0,3mg/l, NO2 dưới 2mg/l).
Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhận định, nguyên nhân có thể do cơn mưa lớn vào chiều ngày 17-5 làm một lượng lớn nước mưa cuốn trôi nước thải sinh hoạt ở cống, rãnh trong khu vực xuống kênh; đồng thời một lượng lớn rác thải có trên kênh (do dân cư vứt xuống) cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm cục bộ, làm các chỉ tiêu chất lượng nước trên kênh (khí độc hại NH3, NO2…) tăng vượt ngưỡng cho phép, ảnh hưởng nghiêm trọng theo chiều hướng xấu đến đời sống sinh vật và gây nên hiện tượng cá chết trên diện rộng ở khu vực quận Tân Bình.
Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ vừa ra Quyết định số 276/QĐ-TTg ban hành chương trình công tác năm 2015 của Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Gắn thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” với xây dựng NTM từ đó đã tạo thành phong trào thi đua sôi nổi, nhân dân trong xã đoàn kết, cùng nhau xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh, xây dựng NTM. Ðến nay, sau 4 năm triển khai, Ðộc Lập đã hoàn thành 18/19 tiêu chí NTM (không phải thực hiện tiêu chí chợ), đời sống người dân được nâng cao, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

Đâu là nguyên nhân Mặc dù công tác TRTT được tỉnh Đác Nông triển khai ngay từ đầu năm 2014, nhưng đến hết tháng 10-2014, toàn tỉnh mới chỉ có bốn dự án của bốn chủ đầu tư được UBND tỉnh phê duyệt phương án TRTT với tổng diện tích là 45,26 ha.

Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Chàng (Như Xuân) hiện quản lý, sử dụng được giao quản lý: 8.250,3 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Ban quản lý đã thường xuyên tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, truy quét nhằm ngăn chặn các vụ việc phát sinh; sắp xếp, bổ sung và kiện toàn lực lượng phù hợp với thực tế của đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng.

Chủ trương trên đã giúp nhiều địa phương hình thành và phát triển được các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa, như: Vùng lúa thâm canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; vùng sản xuất rau an toàn; trang trại tập trung; nuôi trồng thủy sản... cho thu nhập bình quân gần 100 triệu đồng/ha/năm.