Ô nhiễm cục bộ nguồn nước khiến cá chết hàng loạt
Theo kết quả kiểm tra tại hiện trường và phân tích chỉ tiêu lý-hóa nước kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, đoạn từ cầu Kiệu (Quận 1) đến cầu số 1 (Quận Tân Bình), Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho biết một số chỉ tiêu về độ pH, độ mặn, nhiệt độ nằm trong ngưỡng cho phép không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thủy sinh vật.
Còn lại một số chỉ tiêu vượt ngưỡng cho phép có thể là nguyên nhân chính gây bất lợi cho sự phát triển bình thường của các loài thủy sinh như NH4: 1mg/l; NH3: 0,41 - 0,53mg/l; NO2: 5mg/l (ngưỡng giới hạn cho phép là NH4 dưới 1mg/l, NH3 dưới 0,3mg/l, NO2 dưới 2mg/l).
Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhận định, nguyên nhân có thể do cơn mưa lớn vào chiều ngày 17-5 làm một lượng lớn nước mưa cuốn trôi nước thải sinh hoạt ở cống, rãnh trong khu vực xuống kênh; đồng thời một lượng lớn rác thải có trên kênh (do dân cư vứt xuống) cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm cục bộ, làm các chỉ tiêu chất lượng nước trên kênh (khí độc hại NH3, NO2…) tăng vượt ngưỡng cho phép, ảnh hưởng nghiêm trọng theo chiều hướng xấu đến đời sống sinh vật và gây nên hiện tượng cá chết trên diện rộng ở khu vực quận Tân Bình.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm qua, nghề nuôi tôm trên địa bàn huyện Bình Đại phát triển rất nhanh, qua đó đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân nông thôn và từng bước làm giàu cho địa phương.

Ông Dương Định, một hộ nuôi tôm, cho biết: Từ sau khi Nhà nước có quyết định giao diện tích nuôi trồng thủy sản cao triều thì năm nào các hộ nuôi cũng có lãi. Hiện nay tôi đang nuôi 2 hồ với diện tích 0,7 ha. Vụ vừa rồi thu được hơn 1 tấn tôm sú, với giá 200.000 đồng/1kg, trừ mọi chi phí lãi hơn 100 triệu đồng”.

Hợp tác xã thuỷ sản Đồng tâm xã Thừa Đức huyện Bình Đại, được thành lập từ năm 2002. Từ đó đến nay hợp tác xã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, thực hiện quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần phát triển kinh tế địa phương, giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống xã viên và thực hiện chính sách an sinh xã hội.

Hiện trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) có khoảng 1500 ha nuôi trồng thủy sản. Mặc dù, UBND thị xã đã chỉ đạo các địa phương vận động bà con thu hoạch trước mùa mưa bão, đồng thời, di dời lồng bè, nhà cửa đến nơi an toàn. Song, đến nay tình trạng nhiều hộ dân vẫn tiếp tục thả nuôi tôm, cua trong vụ đông, trong khi, mùa mưa bão đã đến gần. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, nguy cơ thiệt hại trong vụ nuôi là rất cao.

Nhiệt độ thích hợp cho chim cút non là 35-24o C, chim cút đẻ là 18-25oC. Nóng quá hay lạnh quá đều làm cho chim cút giảm năng suất vì cơ thể phải tiêu tốn năng lượng để điều tiết thân nhiệt. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm càng lớn càng gây stress mạnh.