Ồ Ạt Phá Rừng Nuôi Tôm

Việc người dân ồ ạt phá rừng phòng hộ ven biển để đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng tiềm ẩn nhiều rủi ro, môi trường bị phá hủy. Người dân đầu tư quá lớn, nếu thương lái giở trò thì trắng tay…
Trong những ngày này, dọc tuyến đường Thanh Niên, ven biển 2 huyện Thăng Bình và Núi Thành của tỉnh Quảng Nam, rất nhiều người dân đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng, bất chấp ô nhiễm môi trường cũng như cảnh báo của chính quyền địa phương.
Những khu rừng dương phòng hộ ven biển xanh tươi trước đây giờ đã bị phá tan hoang. Thay vào đó là những ao tôm mọc lên như nấm. Rầm rộ nhất có lẽ là tại xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, người dân tận dụng tất cả diện tích đất có được để đào ao tôm. Từ các ao tôm, chằng chịt những đường ống dẫn nước thải chảy thẳng ra sông.
Ông Đỗ Hồng Thanh (thôn Hà Quang, xã Tam Tiến) cho biết trước đây ông và một số ngư dân sắm thuyền đánh bắt xa bờ. Từ đầu năm 2013 đến nay, thấy những hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thu lợi lớn nên ông và các ngư dân khác bỏ biển để nuôi tôm. Năm ngoái, ông vay ngân hàng gần 450 triệu đồng đầu tư đào 3 ao tôm, chỉ qua 2 vụ, gia đình ông đã trả hết nợ.
Thấy việc nuôi tôm dễ dàng, thu lợi cao, năm nay ông Thanh rủ thêm người em sống ở tỉnh Đắk Lắk về quê góp vốn nuôi. Anh em ông Thanh mở rộng diện tích lên 7 ao.
“Sáng nào, các đầu nậu cũng mang xe tải lớn chạy khắp đường làng. Ao nào đến thời điểm thu hoạch thì chỉ cần kéo lên cân, thương lái đưa tiền sòng phẳng, có bao nhiêu cũng mua hết khiến người dân rất hào hứng. Các thương lái cho biết họ thu gom rồi bán lại cho các đầu nậu người Trung Quốc. Buôn bán với người Trung Quốc thì cũng sợ nhưng cả năm nay có thấy gì đâu?” - ông Thanh nói.
Ông Nguyễn Giúp, Chủ tịch UBND xã Tam Tiến, cho biết việc người dân ồ ạt phá rừng phòng hộ ven biển để đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng tiềm ẩn nhiều rủi ro, môi trường bị phá hủy. Người dân đầu tư quá lớn, nếu thương lái giở trò thì trắng tay…
“Để ngăn chặn việc này, UBND tỉnh đã thông báo nêu rõ hộ nào đang nuôi thì cho nuôi hết vụ, hộ nào mới đào ao chưa thả nuôi thì cấm. Tuy nhiên, khi đến xử lý thì hộ này nhìn hộ kia, phân bì nên rất khó khăn” - ông Giúp nói.
Bà Phạm Thị Hoàng Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Nam, cho biết sau khi nhận được phản ánh, chi cục đã lập đoàn kiểm tra và xử lý rất nhiều trường hợp sai phạm. Về lâu dài, để tránh ô nhiễm môi trường, tỉnh Quảng Nam đang lên phương án quy hoạch vùng nuôi tôm cho các hộ dân.
“Chúng tôi đã khảo sát lập quy hoạch, đo đạc xác định vùng nuôi tôm tạm thời tại 2 huyện Núi Thành và Thăng Bình. Chúng tôi đang chờ sự góp ý của 2 huyện, sau đó trình UBND tỉnh ký thông qua để thực hiện” - bà Tâm cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 8-6, Bộ NN-PTNT phối hợp cùng Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh Long, tổ chức hội nghị bàn giải pháp phòng chống bệnh chổi rồng trên cây nhãn. Theo báo cáo của các tỉnh ĐBSCL, dịch bệnh chổi rồng trên nhãn diễn biến rất phức tạp.

Một bộ phận nông dân gieo trồng giống lúa IR50404 đang loay hoay tìm đầu ra bởi dù giá bán khá thấp nhưng thương lái vẫn không mua

Chính vì lẽ đó, nhu cầu của người tiêu dùng về rau an toàn hiện nay rất lớn. Theo TS Trần Công Thắng, Trưởng Bộ môn chính sách chiến lược thuộc Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - ISARD, chẳng hạn như ở thị trường Hà Nội, hiện nay nhu cầu tiêu thụ của riêng khu vực nội thành đã lên tới 1.500 tấn/ngày. Tại các thị trường lớn như TPHCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai... lượng rau xanh cũng không đủ tiêu dùng.

Về xã Tân Lập I, huyện Tân Phước (Tiền Giang), nói về anh nông dân giàu lên nhờ trồng rau bồ ngót, ai cũng biết anh Trần Văn Tám. Sinh ra trong một gia đình nghèo nên anh Tám luôn khao khát có cuộc sống khấm khá để "bằng bạn bè". Năm 1988 sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự ở Cam-pu-chia trở về, anh lập gia ở xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, gia đình cho anh 1,2 ha đất ở ấp 3, xã Tân Lập I, huyện Tân Phước.

Sau khi thực hiện thành công đề tài khoa học cấp tỉnh về “Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus (Forsskal, 1775)”, nhóm tác giả do Thạc sĩ Nguyễn Địch Thanh (Khoa Nuôi trồng thủy sản Trường Đại học Nha Trang) làm chủ nhiệm đang hoàn thành quy trình sản xuất giống và tiến hành chuyển giao công nghệ cho người dân