Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Xen Ghép Thủy Sản, Đổi Đời Nhờ Thu Lãi Bạc Triệu

Nuôi Xen Ghép Thủy Sản, Đổi Đời Nhờ Thu Lãi Bạc Triệu
Ngày đăng: 11/09/2014

Nhờ mạnh dạn vay vốn để đầu tư phát triển kinh tế bằng mô hình nuôi xen ghép, gia đình ông La Kế - hội viên ND thôn Vân Quật Đông, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thoát nghèo, trở thành hộ điển hình về sản xuất kinh doanh giỏi với thu nhập hàng năm 150 triệu đồng.

Trước đây kinh tế gia đình ông Kế rất khó khăn, thu nhập chủ yếu nhờ vào làm nông. Không cam chịu cảnh nghèo khó, ông bàn với vợ phải thay đổi cách làm ăn để đổi đời và lo cho con cái.

Sau khi tham quan, tìm hiểu một số mô hình kinh tế phát triển của bà con trong vùng, vợ chồng ông quyết định vay vốn để đầu tư phát triển mô hình nuôi xen ghép. Năm 2004, ông Kế dùng số vốn tích góp được và vay mượn thêm để đầu tư nuôi 3 hồ tôm, cua, cá, với diện tích 2ha.

Ông cẩn thận từ khâu nhỏ nhất, bởi cuộc sống của gia đình “đặt cược” vào đó. Ngày nào, ông cũng theo dõi từ cải tạo ao, thả giống đến chăm sóc, cho ăn, thu hoạch... đến “ăn ngủ, vui buồn cùng tôm, cua, cá”.

Với những kinh nghiệm tích lũy, cộng với sự chăm chỉ cần mẫn, cẩn thận đã giúp ông Kế thành công với mô hình nuôi xen ghép này, mỗi năm trừ chi phí thu lãi 80 triệu đồng.

Theo ông Kế, hình thức nuôi xen ghép tuy không mang lại lợi nhuận lớn như nuôi tôm thẻ chân trắng, nhưng độ rủi ro thấp, thu nhập thường xuyên, chủ yếu dựa vào thức ăn tự nhiên như rong rêu, nên chi phí đầu tư không lớn.

Ông Kế cho hay: “Nhờ nuôi xen ghép có hiệu quả mà chúng tôi mới có kinh tế ổn định như ngày hôm nay, lo cho con cái học hành đến nơi đến chốn”. Không dừng lại ở đó, đầu năm 2014 ông được Hội ND tỉnh hỗ trợ 14 triệu đồng từ nguồn dự án xây dựng nông thôn mới để đầu tư nuôi cá đối.

Cá đối thích nghi được với nồng độ muối, dễ nuôi, từ kỹ thuật đến thức ăn đơn giản, chỉ chiếm khoảng 20% tổng chi phí, hoặc những ao nuôi có nhiều rong, cá tạp tự nhiên thì không cần phải sử dụng thức ăn cho cá mà cá ăn những thức ăn tự nhiên trong ao hồ.


Có thể bạn quan tâm

Giải Pháp Nào Để Ngăn Chặn Tình Trạng Đốn Bỏ Ca Cao? Giải Pháp Nào Để Ngăn Chặn Tình Trạng Đốn Bỏ Ca Cao?

Diện tích ca cao bị đốn bỏ hoặc chết đến đầu tháng 7-2013 ở Bến Tre là rất lớn, khoảng 1.943ha (chết 536ha). Trong đó, thành phố Bến Tre đốn 147,11ha; Châu Thành đốn 367ha; Giồng Trôm đốn 367ha, chết 536ha; Mỏ Cày Nam đốn 14ha, Bình Đại đốn 13ha.

07/08/2013
Chưa Cho Nhập Khẩu Cá Tầm Thương Phẩm Chưa Cho Nhập Khẩu Cá Tầm Thương Phẩm

Theo Cơ quan quản lý Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp Việt Nam (Cites Việt Nam), sau 9 năm kể từ ngày được đưa vào nuôi thử nghiệm ở Việt Nam, đến nay cá tầm đã được nuôi ở cả 3 miền của đất nước.

06/05/2013
Sản Lượng Thuỷ Sản Tăng Gần 1.350 Tấn Sản Lượng Thuỷ Sản Tăng Gần 1.350 Tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang), 6 tháng đầu năm nay, sản lượng thuỷ sản toàn tỉnh ước đạt 14.250 tấn, tăng gần 1.350 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

21/06/2013
Trồng Ổi Xá Lỵ Cho Thu Nhập Cao Ở Trung An (Củ Chi, TPHCM) Trồng Ổi Xá Lỵ Cho Thu Nhập Cao Ở Trung An (Củ Chi, TPHCM)

Trung An là một trong 11 xã nằm trong dự án Nông thôn mới của huyện Củ Chi (Tp. HCM). Do vậy, việc ưu tiên phát triển mọi mặt về kinh tế, cơ sở hạ tầng, văn hóa xã hội rất được quan tâm. Những năm gần đây, Trung An được biết đến như là một điểm du lịch sinh thái khá nổi tiếng của huyện với nhiều loại trái cây: ổi không hạt, mít Thái, măng cụt, chôm chôm…

29/09/2012
Lời Giải Cho Vùng Nuôi Nghêu Ven Biển Gò Công (Tiền Giang) Lời Giải Cho Vùng Nuôi Nghêu Ven Biển Gò Công (Tiền Giang)

Ông Trần Văn Vinh, nông dân có kinh nghiệm nuôi nghêu hàng chục năm, đồng thời có trại sản xuất nghêu giống "có tiếng" ở ấp Cầu Muống, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông cho biết, nghêu nuôi khu vực biển Tân Thành đã chết hàng loạt liên tục 5 năm qua, nhưng thiệt hại nghiêm trọng nhất là năm 2010, 2011 và đầu năm 2013. Đúc kết kinh nghiệm qua các năm nuôi nghêu của mình, ông Vinh nhận định, thực tế hiện nay vùng biển này chỉ còn nuôi nghêu thịt được khoảng 6 tháng, tức là bắt đầu thả nghêu giống từ tháng 5-6 dương lịch (lúc này mới bắt đầu có nghêu giống) và thu hoạch vào tháng 12 trong năm, chậm nhất là tháng 1 năm sau.

06/05/2013