Nuôi vịt xiêm

Theo kinh nghiệm dân gian, thịt vịt xiêm nhiều nạc, thơm ngon và lành tính hơn vịt tàu và vịt ta nên giá trị kinh tế lúc nào cũng cao hơn.
Vợ chồng ông Trần Ngọc Bồi ở ấp Nhơn Lộc 1, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ đã duy trì một đàn vịt xiêm ta (loại vịt nội địa) từ 80 - 100 con từ nhiều năm nay, hầu như năm nào cũng lợi nhuận cao nhờ vịt chóng lớn, đẻ sai và ít bị dịch bệnh.
Theo ông Bồi, muốn cho vịt tăng trưởng nhanh người nuôi nên chọn mô hình nuôi chuồng kết hợp với chăn thả trong vườn nhà.
Về thức ăn, tốt nhất là cho vịt ăn cám, lúa kết hợp với phụ phẩm nông nghiệp có sẵn trong vườn như bèo, lục bình, rau muống, cua ốc…
Theo kinh nghiệm của vợ chồng ông, chuồng trại nhốt vịt phải thoáng, có đủ ánh sáng trực tiếp, ban đêm có rèm che để giữ gió lùa.
Nền chuồng phải khô ráo, tốt nhất là lát gạch hoặc tráng xi măng và được độn trấu, rơm hoặc cỏ khô.
Hàng ngày phải làm vệ sinh để tránh mùi hôi thối.
Ông chỉ nhốt vịt vào ban đêm, vịt trống mái và vịt con nhốt riêng.
Ban ngày ông lùa vịt ra sân ăn uống và thả lan trong vườn để vịt tự do bơi lội, tắm rửa, rỉa lông và kiếm ăn.
Đặc tính của vịt xiêm là chậm chạp, lười kiếm ăn, chủ yếu chúng chỉ sống bằng thức ăn sẵn có.
Nếu nuôi bằng phụ phẩm nông nghiệp, sau 4 tháng vịt sẽ đạt trọng lượng 2,5 – 3 kg/con, con trưởng thành đạt 4 kg/con; sau một năm tuổi vịt sẽ đẻ, mỗi năm 4 lứa, mỗi lứa từ 15 – 20 trứng.
Còn nếu như cho ăn thức ăn viên, thời gian nuôi sẽ rút ngắn hơn nhiều, chỉ cần 3 – 4 tháng là vịt đạt trọng lượng 3 - 4 kg/con.
Giá vịt xiêm hiên nay luôn cao hơn vịt ta và vịt tàu từ 10.000 – 20.000đ/kg.
Thị trường vịt xiêm hiện nay rất hút hàng, đa phần các quán ăn đều chọn vịt xiêm để chế biến các món đặc sản như cháo vịt xiêm, vịt xiêm tiềm thuốc bắc, bánh xèo nhân thịt vịt xiêm, vịt xiêm nướng đất sét…
Theo ông Trần Ngọc Bồi, đa số khách hàng khi mua vịt xiêm đều chọn những bầy vịt nuôi bằng tấm cám, thức ăn tự nhiên, mặc dù giá ở mức cao từ 90.000 – 100.000đ/kg, trong khi vịt nuôi bằng thức ăn công nghiệp (thức ăn viên) chỉ có 70.000đ/kg.
Gia đình ông Bồi chuyên sống bằng nghề chăn nuôi, ngoài đàn heo mỗi năm lời trên 200 triệu đồng, ông còn thu nhập thêm tiền bán vịt 20 – 30 triệu, giúp cho gia đình ngày càng khá lên.
Không những vậy, từ ngày nuôi heo và nuôi vịt, ông đã xây hầm biogas giúp giải quyết được nạn chất thải từ chăn nuôi vô cùng hiệu quả.
Ngoài ra, gia đình ông còn có thêm nguồn khí đốt, mỗi tháng tiết kiệm trên 500.000 đồng tiền than củi và gas công nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Sản xuất rau là nghề truyền thống ở huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp). Những năm qua, việc canh tác rau của huyện giải quyết được phần lớn nhu cầu tiêu thụ rau xanh trong và ngoài tỉnh, tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi địa phương.

Năm 2013, các đơn vị gồm Công ty Hồng Huế, Công ty Hoàng Vinh cùng tọa lạc ở TP.HCM và Công ty Cổ phần thủy sản Bạc Liêu thực hiện bao tiêu sản lượng 74ha đậu bắp với giá 7.000 đồng/kg (loại 1) và 25ha dưa lê với giá 9.500 đồng/kg của nông dân xã Tân Hòa (gần 14ha dưa lê của nông dân ở thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung, Đồng Tháp).

Thành lập vào năm 2007, tới nay Bệnh viện cây trồng đã mở 6 lớp đào tạo kỹ năng “Bác sĩ cây trồng” với 240 lượt người tham gia.

Hiện nay, toàn xã đã có 81 hộ lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm, với diện tích khoảng 16,8 ha. Ông Nguyễn Khắc Phòng (thôn Thái An), hướng dẫn chúng tôi ra thăm vườn nho của gia đình - một trong những hộ đầu tiên sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm, cho biết: Với 1 ha nho, bình thường phải mất nhiều ngày để tưới, nhưng với hệ thống tưới nước tiết kiệm chỉ cần gần 2 tiếng đồng hồ, vườn nho đã được tưới đầy đủ. Vừa tiết kiệm được thời gian, nhiên liệu, vừa giúp cây nho phát triển tốt và cho năng suất cao hơn.

Theo số lieu thong kê của Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh, niên vụ mía 2013-2014, vùng nguyên lieu huyện Trà Cú chỉ còn 6.000 ha