Nuôi vịt xiêm

Theo kinh nghiệm dân gian, thịt vịt xiêm nhiều nạc, thơm ngon và lành tính hơn vịt tàu và vịt ta nên giá trị kinh tế lúc nào cũng cao hơn.
Vợ chồng ông Trần Ngọc Bồi ở ấp Nhơn Lộc 1, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ đã duy trì một đàn vịt xiêm ta (loại vịt nội địa) từ 80 - 100 con từ nhiều năm nay, hầu như năm nào cũng lợi nhuận cao nhờ vịt chóng lớn, đẻ sai và ít bị dịch bệnh.
Theo ông Bồi, muốn cho vịt tăng trưởng nhanh người nuôi nên chọn mô hình nuôi chuồng kết hợp với chăn thả trong vườn nhà.
Về thức ăn, tốt nhất là cho vịt ăn cám, lúa kết hợp với phụ phẩm nông nghiệp có sẵn trong vườn như bèo, lục bình, rau muống, cua ốc…
Theo kinh nghiệm của vợ chồng ông, chuồng trại nhốt vịt phải thoáng, có đủ ánh sáng trực tiếp, ban đêm có rèm che để giữ gió lùa.
Nền chuồng phải khô ráo, tốt nhất là lát gạch hoặc tráng xi măng và được độn trấu, rơm hoặc cỏ khô.
Hàng ngày phải làm vệ sinh để tránh mùi hôi thối.
Ông chỉ nhốt vịt vào ban đêm, vịt trống mái và vịt con nhốt riêng.
Ban ngày ông lùa vịt ra sân ăn uống và thả lan trong vườn để vịt tự do bơi lội, tắm rửa, rỉa lông và kiếm ăn.
Đặc tính của vịt xiêm là chậm chạp, lười kiếm ăn, chủ yếu chúng chỉ sống bằng thức ăn sẵn có.
Nếu nuôi bằng phụ phẩm nông nghiệp, sau 4 tháng vịt sẽ đạt trọng lượng 2,5 – 3 kg/con, con trưởng thành đạt 4 kg/con; sau một năm tuổi vịt sẽ đẻ, mỗi năm 4 lứa, mỗi lứa từ 15 – 20 trứng.
Còn nếu như cho ăn thức ăn viên, thời gian nuôi sẽ rút ngắn hơn nhiều, chỉ cần 3 – 4 tháng là vịt đạt trọng lượng 3 - 4 kg/con.
Giá vịt xiêm hiên nay luôn cao hơn vịt ta và vịt tàu từ 10.000 – 20.000đ/kg.
Thị trường vịt xiêm hiện nay rất hút hàng, đa phần các quán ăn đều chọn vịt xiêm để chế biến các món đặc sản như cháo vịt xiêm, vịt xiêm tiềm thuốc bắc, bánh xèo nhân thịt vịt xiêm, vịt xiêm nướng đất sét…
Theo ông Trần Ngọc Bồi, đa số khách hàng khi mua vịt xiêm đều chọn những bầy vịt nuôi bằng tấm cám, thức ăn tự nhiên, mặc dù giá ở mức cao từ 90.000 – 100.000đ/kg, trong khi vịt nuôi bằng thức ăn công nghiệp (thức ăn viên) chỉ có 70.000đ/kg.
Gia đình ông Bồi chuyên sống bằng nghề chăn nuôi, ngoài đàn heo mỗi năm lời trên 200 triệu đồng, ông còn thu nhập thêm tiền bán vịt 20 – 30 triệu, giúp cho gia đình ngày càng khá lên.
Không những vậy, từ ngày nuôi heo và nuôi vịt, ông đã xây hầm biogas giúp giải quyết được nạn chất thải từ chăn nuôi vô cùng hiệu quả.
Ngoài ra, gia đình ông còn có thêm nguồn khí đốt, mỗi tháng tiết kiệm trên 500.000 đồng tiền than củi và gas công nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài ra, trong năm 2014, công tác kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, vùng nuôi, quản lý thức ăn, chế phẩm sinh học, môi trường được quan tâm đẩy mạnh, tạo môi trường thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản phát triển.

Theo nhiều tiểu thương, giá cua thương phẩm trên thị trường không ổn định như các mặt hàng thủy sản khác, mà thường xuyên biến động và phụ thuộc vào cung cầu của thị trường. Nhưng theo quy luật, hàng năm vào thời điểm cận Tết Nguyên đán, giá cua thương phẩm lại tăng, thậm chí có thể tăng gấp 1,5 lần.

Do phải “treo ao” ngưng nuôi tôm vì thiếu nước mặn, tình hình dịch bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát trở lại, một số hộ dân tại xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) đã mày mò thí điểm mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước ngọt.

Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT, cho biết: Từ ngày 1.2, các vùng nuôi tôm trên cát ở các xã Cát Hải (thôn Tân Thắng), Cát Khánh (thôn An Quang Đông) thuộc huyện Phù Cát (Bình Định); các xã Mỹ An, Mỹ Thắng, Mỹ Đức (khu vực Xóm Mới), Mỹ Thành (phía đông đường Hưng Lạc - Vĩnh Lợi) thuộc huyện Phù Mỹ bắt đầu thả tôm nuôi vụ 1.2015.

Tuy nhiên, do phát triển tự phát, tôm sú lại là loài mẫn cảm với thời tiết nên hiệu quả sản xuất giảm dần. Từ năm 2006 trở lại đây, một số đối tượng nuôi mới được đưa vào khảo nghiệm, trong đó cá bống bớp đã dần khẳng định giá trị, tính phù hợp và được coi là đối tượng chủ lực trong nuôi trồng thủy sản của huyện. Đặc biệt mô hình nuôi cá bống bớp thả xen tôm sú cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn.