Nuôi vịt xiêm đem lại thu nhập khá

Ông Tiền cho biết: Quy mô đàn vịt xiêm của gia đình khoảng 200 con/lứa nuôi, trong đó 70% là vịt mái, 30% vịt trống. Tuy là giống vịt xiêm địa phương, nhưng nhờ nuôi thâm canh nên vịt tăng trọng nhanh, sau 3 tháng nuôi vịt đã đạt trọng lượng 2,5 - 3 kg/con, rút ngắn được 1/2 thời gian nuôi quảng canh như trước đây, vì vậy người nuôi có lãi khá. Hiện nay, giá vịt xiêm bán thịt khá cao, khoảng 60.000 đồng/kg; với 3 kg/con, người nuôi đã có 180 ngàn đồng, cộng với tiền bán trứng vịt xiêm (3.000 đồng/trứng), là một nguồn thu không nhỏ đối với gia đình mới thoát nghèo như gia đình ông.
Ông Tiền chia sẻ: “Khi lấy con vịt Xiêm làm kế sinh nhai lâu dài, tuy chuồng trại nuôi chỉ đơn giản là giăng lưới dưới tán cây trong vườn nhà, nhưng người nuôi vịt xiêm phải biết bệnh tật của vật nuôi và chăm sóc chúng cẩn thận mới thu được kết quả như mong muốn. Cũng nhờ nuôi thâm canh, phòng ngừa bệnh tật cho vịt tốt, mà vài năm gần đây, sau trừ chi phí mỗi năm gia đình tôi có lãi ổn định từ 15 - 20 triệu đồng từ nuôi vịt xiêm thả vườn.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi tiếp nhận nhiều ý kiến của tiểu thương, UBND TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đồng ý gia hạn lệnh cấm khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản Đà Lạt đến ngày 1.11.

Mặc dù hiện đang là mùa nghịch, thế nhưng tình hình tiêu thụ chôm chôm tại vùng đồng bằng sông Cửu Long rất èo uột, giá giảm mạnh. Tình trạng này khiến nhiều nhà vườn vô cùng lo lắng.

Với quy mô chăn nuôi trên 12.000 con lợn rừng và 5.000 gà rừng bằng thức ăn tự nhiên, cùng việc chữa bệnh cho vật nuôi bằng cây thuốc nam, trang trại lợn rừng NTC của Công ty cổ phần Phát triển KHKT NTC Việt Nam (NTC) là trang trại chăn nuôi hữu cơ lớn nhất Việt Nam.

Miền núi, trung du hội đủ tiềm năng để phát triển kinh tế rừng, song giá trị mà lĩnh vực này đem lại còn quá khiêm tốn so với kỳ vọng của các địa phương. Làm thế nào để thoát khỏi nền lâm nghiệp nhỏ lẻ, tụt hậu để đủ sức cạnh tranh với các tỉnh, thành lân cận luôn là vấn đề đặt ra.

Nhiều năm qua nền nông nghiệp của Điện Bàn vẫn có những bước tiến tích cực, nhưng để tìm được một cây trồng chủ lực, đặc trưng của địa phương nhằm tạo dựng thương hiệu thì vẫn là một bài toán khó.