Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi vịt trời ở phố núi

Nuôi vịt trời ở phố núi
Ngày đăng: 03/11/2015

Ông Tuyên trong trang trại nuôi vịt trời

Đó là nhận định của nhiều nông dân làm cà phê ở xã Ea Tu, TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) khi đến tham quan mô hình nuôi vịt trời của ông Nguyễn Hữu Tuyên trên địa bàn xã.

Đây cũng là cơ sở nuôi vịt trời đầu tiên và lớn nhất hiện nay ở Đắk Lắk.

Ông Tuyên cho biết trang trại được xây dựng từ năm 2009, ban đầu nuôi cá nhưng hiệu quả kinh tế không cao.

Đầu năm 2014, ông chuyển sang nuôi vịt trời với nguồn giống lấy từ tỉnh Bắc Giang.

Trên diện tích gần 2 ha, ông Tuyên xây 4 ao nuôi cùng hệ thống chuồng trại khép kín dành riêng cho các loại vịt đẻ, vịt thịt thương phẩm, vịt con, cùng một khu ấp trứng rộng rãi.

Theo ông Tuyên, vịt trời dễ nuôi nhưng chậm lớn, phải mất hơn 4 tháng mới đủ trọng lượng xuất chuồng (hơn 1 kg), nhiều hơn 1 tháng so với vịt nhà.

Bù lại, vịt trời giá cao, lại luôn đắt hàng.

Thức ăn cho vịt ngoài cám tổng hợp, còn thêm các loại ngũ cốc do ông tự chế biến.

Hiện trang trại của ông thường xuyên có khoảng 3.000 con vịt trời; trong đó hơn 1.000 vịt thương phẩm; 200 vịt sinh sản mỗi ngày đẻ gần 100 trứng.

Vịt thịt có giá bán 230.000 - 250.000 đồng/con. “Mỗi năm tôi xuất bán gần 30.000 con vịt thịt.

Vịt đẻ bao nhiêu trứng, tôi đều cho ấp nở bấy nhiêu, ngoài ra còn mua thêm hàng ngàn trứng từ Bắc Giang vào để ấp mới đủ số vịt thương phẩm cung cấp cho thị trường”, ông Tuyên cho biết.

Ông Tuyên hiện là công chức làm việc trong ngành Văn hóa - Thể thao - Du lịch Đắk Lắk, nuôi vịt trời, theo ông, chỉ là nghề “tay trái” nhưng mỗi năm thu lãi chừng 1 tỉ đồng.

Sản phẩm không chỉ được tiêu thụ ở Đắk Lắk mà còn xuất đi các tỉnh lân cận.

Ông cũng cung cấp hàng ngàn con vịt giống và chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều hộ dân trong vùng đến tham quan, học hỏi cách nuôi.

Nhận thấy thị trường tiêu thụ nhiều tiềm năng, ông Tuyên có kế hoạch mở thêm các cơ sở nuôi vịt trời “vệ tinh” ở các huyện vùng sông nước trong tỉnh.

Hiện đã có hộ nuôi hơn 2.000 con vịt trời trên hồ thủy điện ở H.Buôn Đôn, được ông Tuyên cung ứng giống và bao tiêu sản phẩm.


Có thể bạn quan tâm

Áp Lực Giá Lúa Vụ Hè Thu Áp Lực Giá Lúa Vụ Hè Thu

Chỉ còn khoảng một tháng nữa là nông dân huyện Vị Thủy (Hậu Giang) sẽ thu hoạch lúa Hè thu chính vụ. Trong khi đó, lượng lúa Đông xuân vẫn còn tồn đọng chưa thể tiêu thụ hết. Áp lực “lúa cũ chưa bán, lúa mới đã thu hoạch” và “lúa mất giá” tiếp tục đè nặng lên vai người nông dân.

23/05/2014
Vải Lục Ngạn Vẫn Trông Chờ Thương Lái Trung Quốc Vải Lục Ngạn Vẫn Trông Chờ Thương Lái Trung Quốc

Những ngày giữa tháng 6, màu vải chín bắt đầu phủ đỏ từng khoảng vườn, ngọn đồi tại huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang). Vải được xếp đầy sân những ngôi nhà làm điểm tập kết tại thị trấn Kép, Chũ hay xã Phượng Sơn (huyện Lục Ngạn). Tại đây, sản phẩm sẽ được phân loại, đóng thùng xốp rồi đưa lên xe chở qua biên giới Trung Quốc. Chỉ một phần nhỏ được dành tiêu thụ trong nước.

20/06/2014
Có Thể Bỏ Giá Sàn Xuất Khẩu Gạo Có Thể Bỏ Giá Sàn Xuất Khẩu Gạo

Trong những năm qua, doanh nghiệp trước khi ký hợp đồng xuất khẩu gạo đều phải căn cứ trên giá sàn xuất khẩu mà Hiệp hội lương thực Việt Nam công bố. Tuy nhiên, thời gian tới doanh nghiệp có thể đàm phán và bán gạo với mức giá phù hợp mà không cần căn cứ trên giá sàn.

23/05/2014
Ngư Dân Có Thể Vay Vốn Đến 95% Để Đóng Tàu Công Suất Lớn Ngư Dân Có Thể Vay Vốn Đến 95% Để Đóng Tàu Công Suất Lớn

Theo đó, để đóng mới dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản xa bờ với mức lãi phải trả chỉ 1%/năm trong thời hạn 11 năm, được sử dụng phương tiện hình thành từ vốn vay làm tài sản thế chấp; ngân sách nhà nước hỗ trợ từ 70-100 phí mua bảo hiểm cho các tàu khai thác thủy sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần có công suất từ 90 CV trở lên; miễn thuế tài nguyên đối với thủy sản đánh bắt, miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ...

20/06/2014
Nhập Khẩu Bông Từ Châu Phi Chú Trọng Khai Thác Lợi Thế Nhập Khẩu Bông Từ Châu Phi Chú Trọng Khai Thác Lợi Thế

Mặt khác, do sản lượng thấp nên quá trình phân loại bông của châu Phi chưa cao, tỷ lệ tạp chất nhiều, bông ở vùng Đông Phi thường có hàm lượng đường cao hơn các nước khác, điều này tác động đến quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm. Để khắc phục, các DN cần đa dạng nguồn hàng và phối hợp pha trộn các nguồn nguyên liệu khác nhau theo những tỷ lệ nhất định.

23/05/2014