Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Vịt Đẻ Siêu Trứng - Đầu Tư Đúng Hướng

Nuôi Vịt Đẻ Siêu Trứng - Đầu Tư Đúng Hướng
Ngày đăng: 25/09/2013

Xuất thân là một nông dân, cựu chiến binh Phan Ngọc Vui (thôn Thủ Lễ, xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế) thử sức với nhiều mô hình làm ăn nhưng đều không mấy hiệu quả. Gần đây, tính toán lợi ích, ông bàn với vợ phát triển chăn nuôi vịt lang cạnh trắng. Ban đầu, ông phát triển đàn vịt theo hướng lấy thịt và bán trứng.

Ông mua những loại cám chất lượng cao và có chế độ ăn hợp lý cho đàn vịt giống. Để năng suất, chất lượng trứng tốt, cứ 2 năm ông lại thay vịt giống một lần.

Ông Vui tâm sự: “Nuôi vịt đẻ không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải có kỹ thuật, chú ý từ khâu chọn giống đến chăm sóc và đặc biệt là cách phòng trừ dịch bệnh”. Với kinh nghiệm tích lũy từ trước, đàn vịt của gia đình ông chưa gặp dịch bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến số lượng, tỷ lệ vịt đẻ luôn đạt trên 90%. Hiện nay, gia đình ông nuôi trên 500 con vịt đẻ, mỗi ngày thu hơn 450 quả trứng.

Với mức giá trung bình từ 3.000 đồng đến 4.000 đồng/quả, mỗi năm gia đình ông thu trên 100 triệu đồng từ nuôi đàn vịt đẻ. Trứng vịt tại trang trại nhà ông Vui to và đều quả. Ông Vui chia sẻ: “Do gia đình sử dụng giống vịt siêu trứng, chú ý đến khâu chọn giống và chế độ chăm sóc nên trứng rất to, chất lượng giống cũng tốt hơn”.

Về chặng đường làm giàu gian nan, ông Vui nhớ lại: “Ban đầu, tôi gặp không ít khó khăn do thiếu vốn, thiếu kiến thức chăn nuôi. Nhờ sự giúp đỡ của anh em, bạn bè, tôi tiến hành vay thêm 20 triệu đồng của Ngân hàng NN&PTNT và thông qua kênh Hội Cựu chiến binh, chúng tôi vay 60 triệu đồng, đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi, tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.

Vừa xây dựng chuồng trại, tôi vừa tích cực học hỏi kinh nghiệm của các hộ gia đình trong xã, tìm hiểu thêm kỹ thuật chăm sóc, phòng chống bệnh dịch trên đàn gia cầm qua sách báo, các phương tiện thông tin”. Mấy năm trở lại đây, gia đình ông đầu tư 150 triệu đồng mua máy ấp trứng tạo sự quay vòng trong chăn nuôi”.

Để bảo đảm cho việc ấp nở, ông xây dựng khu chuyên phục vụ cho việc ấp trứng với hệ thống 3 lò ấp công suất 10.000 trứng/lò và khu chuẩn bị trước khi vịt nở. Đồng thời, ông quan tâm đến việc nghiên cứu đầu tư nâng cao chất lượng con giống. Nhờ kỹ thuật chăn nuôi tốt, ý thức vệ sinh phòng dịch chu đáo, tích cực áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh, tuân thủ các quy trình sản xuất nên quy mô kinh doanh càng lúc càng mở rộng.

Ông Vui phấn khởi: “Mỗi ngày đàn vịt đều đặn cho hơn 450 quả/ngày. Sau khi thu, trứng được chuyển vào lò trữ trứng tươi. Do có uy tín từ lâu nên vịt con ra lò đến đâu đều được thương lái tới tận nơi thu mua, nhiều khi khách phải đặt trước mới có hàng. Hiện nay, một con vịt giống có giá khoảng 7-8 nghìn đồng, chỉ tính riêng việc ấp trứng mỗi tháng gia đình anh thu nhập từ 5 triệu đồng đến 6 triệu đồng/tháng”.

Ông Phan Mậu Dư, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Quảng Phước nhận xét: Do bản tính của cựu chiến binh là cần cù, chịu khó, cộng với niềm đam mê làm giàu nên ông Vui đã có những đầu tư đúng hướng trong phát triển kinh tế. Ông Vui còn là người rất năng nỗ trong tham gia các phong trào của đoàn thể và địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Trên 23.000ha Quế, Thảo Quả Áp Dụng Kỹ Thuật Canh Tác Bền Vững Trên 23.000ha Quế, Thảo Quả Áp Dụng Kỹ Thuật Canh Tác Bền Vững

Để Dự án hoạt động tốt, Chi cục Lâm nghiệp (đơn vị thực thi Dự án) đề nghị Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ một số hoạt động như: thành lập thêm các nhóm sở thích về quế và thảo quả; quy hoạch vùng sản xuất quế tập trung; xác lập quyền chỉ dẫn địa lý Yên Bái cho sản phẩm quế của tỉnh; các hoạt động về quảng bá và xúc tiến thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

27/12/2014
Người Nông Dân Thành Công Với Mô Hình Dưa Chuột Bao Tử Người Nông Dân Thành Công Với Mô Hình Dưa Chuột Bao Tử

Đối với một quả dưa bao từ đạt loại 1 chỉ khoảng 3 ngày tuổi, vì thế, ngày nào cũng phải thu hoạch nếu không quả to quá sẽ không được giá. Ngoài ra, trong giai đoạn thu hoạch, cây cần đảm bảo lượng nước tưới và phân bón đầy đủ nếu không sẽ rất nhanh ruỗng dây, không đảm bảo năng suất theo kế hoạch.

27/12/2014
Hiệu Quả Qua 4 Năm Thực Hiện Mô Hình Hiệu Quả Qua 4 Năm Thực Hiện Mô Hình "Trồng Hoa Trên Bờ Ruộng" Ở Tân Phước (Tiền Giang)

Mô hình "Cộng đồng sử dụng công nghệ sinh thái để quản lý sâu bệnh trên đồng rộng" hay gọi đơn giản như nông dân là "Trồng hoa trên bờ ruộng" trên địa bàn huyện Tân Phước (Tiền Giang) 4 năm qua đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc phòng chống rầy nâu, vàng lùn - lùn xoắn lá.

27/12/2014
Nông Dân Lý Sơn Khốn Đốn Vì Hành Bị Hỏng Do Thời Tiết Nông Dân Lý Sơn Khốn Đốn Vì Hành Bị Hỏng Do Thời Tiết

Những ngày này, người dân đảo Bé đội mưa gió thu hoạch hết diện tích hành Thu Đông bị thối rữa bởi nước mưa. Dọc các trục đường trên đảo Bé, đâu đâu cũng thấy cây hành được chất thành đống phơi ngoài mưa gió và chờ mang ra biển đổ. Đời sống của người nông dân trên đảo Bé vốn đã khổ nay lại khổ hơn bởi tất cả vốn liếng mà họ đầu tư cho vụ hành này gần như mất trắng.

27/12/2014
Hà Nội Mở Lối Ra Cho Rau An Toàn Hà Nội Mở Lối Ra Cho Rau An Toàn

Để giải quyết thực trạng rau an toàn (RAT) sản xuất ra không có nơi tiêu thụ, trong khi đó, người tiêu dùng lại không biết mua RAT ở đâu, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức các hoạt động liên kết giữa người sản xuất với người tiêu dùng (NTD) và DN. Hy vọng, với cách làm này, sẽ giải quyết được những tồn tại để mở lối ra cho RAT.

27/12/2014