Nuôi trồng thủy sản khó khăn vì nguồn nước bị ngọt hóa

Vụ nuôi trồng thủy sản năm nay, gia đình ông Nguyễn Thi ở thôn Phước Lập, xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) đưa vào thả nuôi 1.000 m2 thủy sản nước lợ. Nếu như những năm trước vào thời điểm này các đối các đối tượng nuôi tôm, cua, cá của gia đình ông đã phát triển to lớn chuẩn bị cho thu hoạch.
Nhưng hiện nay, do sự biến đổi thất thường của thời tiết, giữa vụ nuôi vào những ngày cuối tháng 3 đầu tháng 4 và cho đến nay nước ngọt từ thượng nguồn đổ về phá Tam Giang quá lớn làm cho nước trên phá Tam Giang bị ngọt hóa không đủ liệu lượng mặn để thay nước cho ao hồ nuôi dẫn đến các đối tượng nuôi không những không lớn mà ngày càng nhỏ dần mặc dù gia đình, chính quyền địa phương đã tìm mọi giải pháp cứu chữa.
“Trong suốt 12 năm nuôi thủy sản, chưa năm nào thấy khó như năm nay, tình trạng nước trên phá Tam Giang bị ngọt hóa đã ảnh hưởng rất lớn đến nuôi trồng thủy sản. Một hồ nuôi 500 m2 của gia đình tôi bị bệnh môi trường vừa được xử lý xong, diện tích còn lại cũng gặp khó khăn khi nước trong hồ nuôi mỗi ngày mỗi cạn, làm cho tôm cá ngày càng yếu hơn. Chúng tôi mong chính quyền các cấp sớm có biện pháp khắc phục, xử lý để ổn định vụ nuôi” ông Thi nói.
Cùng với ông Thi, hiện nay 1.264 hộ nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Quảng Điền cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Nước ngọt đổ về nhiều khiến nước lợ tại khu vực thả nuôi thủy sản không đảm bảo nồng độ mặn, dẫn đến tình trạng tôm, cua, cá bị nhiễm bệnh, chậm lớn, chết non. Cũng do sự biến đổi khắc nghiệt của thời tiết đã làm cho nhiều diện tích ao hồ nuôi của nhiều người dân bị nhiễm bệnh.
Qua thống kê, đến thời điểm hiện nay toàn huyện đã có 14,5 ha bị nhiễm bệnh đốm trắng và bệnh môi trường. Theo khảo sát của ngành chức năng, 2 loại bệnh này xuất hiện là do môi trường thay đổi, nước trong ao hồ cạn dần, kèm theo những trận mưa giông làm cho tôm nuôi bị nhiễm bệnh.
“Trước tình trên, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã tham mưu UBND huyện tiến hành đóng các cống dẫn nước từ đồng ruộng ra phá Tam Giang để tăng độ mặn, về lâu dài sẽ tham mưu UBND huyện xem xét hỗ trợ kinh phí xây dựng các ao hồ chứa nước đảm bảo cung ứng nước cho nuôi trồng thủy sản nước lợ” bà Trần Thị Thanh Nhã - Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Không ngoài dự kiến của người chăn nuôi có kinh nghiệm ở Bình Định, sau thời gian dài “tuột dốc”, hiện giá các loại gia súc, gia cầm đang bắt đầu tăng cao.

Thời điểm này đang bước vào mùa thu hoạch rộ măng tre Mạnh Tông. Giá bán dao động từ 5.000 – 7.000đ/kg (còn nguyên vỏ).

Nhằm kiểm soát chặt chẽ sản phẩm thịt gia súc, gia cầm nhập khẩu, hàng năm Cục Thú y đã xây dựng kế hoạch kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thịt gia súc, gia cầm nhập khẩu từ các nước vào Việt Nam.

Không chỉ là một trưởng làng trẻ, có uy tín, anh Đoàn Văn Dặm, dân tộc Bana ở làng Đăk Đưm, thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh còn là điển hình trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình.

Sáng 18.9, Hội đồng khoa học và công nghệ huyện Phù Mỹ tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình “Sản xuất muối sạch bằng phương pháp lót bạt tại thôn An Mỹ, xã Mỹ Cát”.