Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi trồng thuỷ sản chủ động phòng chống dịch bệnh

Nuôi trồng thuỷ sản chủ động phòng chống dịch bệnh
Ngày đăng: 12/05/2015

Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành chức năng, với diễn biến của thời tiết nắng nóng trong vụ nuôi xuân - hè thì người nuôi thuỷ sản cần chủ động trong việc phòng chống dịch bệnh.

Theo đánh giá của ngành chức năng, vụ nuôi xuân - hè năm nay, tình hình nuôi trồng thuỷ sản sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh. Trước tình hình dịch bệnh từ nhiều năm trước (cuối năm 2011 đầu năm 2012) thì môi trường nước cho nghề nuôi ở Vân Đồn cũng bị ảnh hưởng, sẽ có tác động xấu đối với nuôi nhuyễn thể cho những vụ tiếp theo.

Trong khi đó loại bệnh đối với tu hài hiện chưa có cách chữa trị hữu hiệu. Bên cạnh đó, nguồn giống cung cấp cho nghề nuôi này chưa đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, toàn tỉnh có 17 cơ sở sản xuất giống thuỷ sản và khoảng 20 hộ dân ương nuôi giống song mới chỉ đáp ứng được trên dưới 20% nhu cầu giống thả nuôi trên địa bàn. Phần lớn giống thuỷ sản do doanh nghiệp, người dân mua từ Trung Quốc và các tỉnh miền Trung. Trong khi đó, công tác quản lý giống trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế, nhất là công tác kiểm dịch.

Chính vì vậy, nguồn gốc và chất lượng con giống khó kiểm soát, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về dịch bệnh. Theo khuyến cáo của ngành chức năng, người nuôi thuỷ sản cần mua bán, thả nuôi con giống đã được kiểm dịch; phòng trừ dịch bệnh theo đúng quy định của Nhà nước và các cơ quan chuyên môn; tuân thủ nghiêm quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản của địa phương.

Ông Thiều Văn Thành, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y cho biết: Năm 2014, dịch bệnh thuỷ sản xuất hiện ở hầu hết các đối tượng chủ lực tại các vùng nuôi tập trung của tỉnh, gây thiệt hại lớn cho người dân. Trong đó, dịch đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi và dịch bệnh trên cá nuôi gây chết cá rải rác tại một số vùng nuôi thuỷ sản trọng điểm trong tỉnh.

Ngay từ đầu vụ nuôi, Chi cục đã tiến hành thu, gửi phân tích xét nghiệm 246 mẫu bệnh đốm trắng, đầu vàng, Taura, hoại tử gan tụy cấp tính và hoại tử cơ trên tôm tại các vùng nuôi trọng điểm, các cơ sở sản xuất tôm giống; kết quả phát hiện 8/130 mẫu tôm sú dương tính với virus gây bệnh đốm trắng, 2/130 mẫu tôm sú dương tính với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính tại xã Hải Lạng - Tiên Yên. Thu, phân tích 35 mẫu cá song, cá bống bớp; kết quả có 3/35 mẫu cá song dương tính với VNN, 1/35 mẫu dương tính ký sinh trùng.

Phối hợp với đoàn công tác của Cục Thú y, Tổng cục Thuỷ sản, Viện Nghiên cứu NTTS I tiến hành khảo sát tình hình, thu mẫu phân tích, xác định nguyên nhân gây chết tu hài nuôi tại Vân Đồn. Kết quả phát hiện nhiều mẫu bệnh dương tính với ký sinh trùng Perkinsus, vi khuẩn Pseudomonas, Vibrio. Qua kiểm tra, Chi cục đã hướng dẫn, chỉ đạo Trạm Thú y, cơ quan chuyên môn địa phương, chủ hộ thực hiện khoanh vùng, xử lý ổ dịch, vệ sinh môi trường. Chi cục đã thông báo rộng rãi đến các hộ nuôi trong vùng biết và áp dụng biện pháp phòng tránh, không để dịch lây lan, nhờ đó giảm thiểu được rủi ro, thiệt hại do bệnh dịch gây ra.

Tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh phát sinh trong vụ nuôi này luôn tiềm ẩn nếu như người nuôi không thực hiện tốt công tác cải tạo, vệ sinh ao, đầm trước khi nuôi và quản lý dịch bệnh trong từ khâu kiểm dịch giống cũng như trong quá trình nuôi.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh thuỷ sản, ngay từ đầu vụ nuôi, Sở NN&PTNT chỉ đạo các đơn vị chức năng trong ngành khuyến cáo người nuôi thả nuôi theo đúng quy hoạch vùng nuôi, khung thời vụ. Tổ chức kiểm tra các hoạt động sản xuất và kinh doanh con giống thuỷ sản trên địa bàn và giám sát chặt chẽ dịch bệnh trên các vùng nuôi, giám sát việc sử dụng thuốc, hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản để kịp thời phát hiện, xử lý ngay khi phát sinh ổ dịch không để dịch bệnh lây lan.


Có thể bạn quan tâm

Đột phá trong chăn nuôi bò sữa ở Tiên Du Đột phá trong chăn nuôi bò sữa ở Tiên Du

Toàn huyện Tiên Du, Bắc Ninh hiện có hơn 400 con bò, bê sữa. Chăn nuôi bò sữa đem lại một nguồn thu nhập đáng kể cho một bộ phận nông dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, đa dạng hoá ngành nghề ở nông thôn.

11/08/2015
Ra Hà Nội, chanh miền Nam tăng giá 200 lần Ra Hà Nội, chanh miền Nam tăng giá 200 lần

Chanh tươi đang được bán tại Hà Nội với giá 20.000 - 25.000 đồng/kg tại các chợ lẻ, còn nếu bán theo quả thì 2.000 đồng/quả. Nếu so với giá gốc tại Đồng Tháp, chanh đã đắt gấp 200 lần.

11/08/2015
250ha lúa ở Quảng Bình bị chuột phá hoại 250ha lúa ở Quảng Bình bị chuột phá hoại

Tại tỉnh Quảng Bình, hiện nay các diện tích lúa tái sinh đã được tiến hành thu hoạch.

11/08/2015
Trồng dây thuốc cá để bảo vệ tôm, diệt sâu bệnh Trồng dây thuốc cá để bảo vệ tôm, diệt sâu bệnh

Không chỉ tiêu diệt các loài cá tạp để bảo vệ tôm, dây thuốc cá còn làm mát nguồn nước để kích thích tôm lột vỏ đồng loạt, giúp diệt các loài sâu bệnh trên rau màu.

11/08/2015
Tỷ phú đảo Hòn Tre tiết lộ bí quyết ép xoài ra hoa trái vụ Tỷ phú đảo Hòn Tre tiết lộ bí quyết ép xoài ra hoa trái vụ

Xoài năm nào cũng chín rộ từ sau thanh minh, “hàng nhiều dội chợ” nên nhiều người bị thất thu. Do đó, năm nào ông cũng áp dụng những tiến bộ KHKT, xử lý cho xoài ra hoa trái vụ để kịp thu hoạch vào dịp trước tết và sau tết, thời điểm có giá nhất, xuất sang Trung Quốc nhiều nhất.

11/08/2015