Nuôi Trĩ Đỏ Khoang Cổ Ở Hà Nội

Để phục vụ chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển chăn nuôi con đặc sản, năm 2012 Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Đan Phượng triển khai mô hình nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ trên địa bàn huyện.
Chim trĩ đỏ khoang cổ là động vật hoang dã có trong sách Đỏ cần được bảo tồn. Năm 2006, Trung tâm Thực nghiệm & bảo tồn vật nuôi, Viện Chăn nuôi đã nhân nuôi bảo tồn thành công loài chim này và cho triển khai nhân rộng. Do nhiều đặc tính tốt như năng suất thịt, trứng cao, con trống 6 tháng tuổi đạt 1,6 - 2,0 kg, con mái 1,2 - 1,5 kg, mái đẻ 90 - 100 trứng/năm; thịt, trứng thơm, ngon và bổ, Viện Chăn nuôi có chủ trương chuyển chim trĩ đỏ khoang cổ từ động vật hoang dã, quý hiếm thành vật nuôi phổ biến, cung cấp thịt, trứng cho người tiêu dùng. Là địa phương đi đầu trong việc nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ trên địa bàn thành phố, trong quá trình triển khai mô hình, Trạm Khuyến nông Đan Phượng đã tổ chức cho nông dân tham quan học tập, tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi, hỗ trợ 100% giống ban đầu, một phần thức ăn... Sau hơn 1 năm triển khai, mô hình đã cho kết quả khả quan, có thể nhân ra diện rộng. Chăn nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ cho hiệu quả kinh tế rất cao, nhiều hộ thu được 15 - 20 triệu đồng từ chim thịt (100 con) và 70 - 80 triệu đồng/năm từ 20 - 30 chim mái đẻ. Từ thành công bước đầu của mô hình, năm 2013 Đan Phượng có gần 100 hộ nông dân nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ tại các xã Phương Đình, Hạ Mỗ, Đan Phượng, Song Phượng, Đồng Tháp, thị trấn Phùng... Mô hình đang trở thành điểm tham quan, học tập cho nông dân. Trạm Khuyến nông huyện Đan Phượng sẵn sàng tư vấn, trao đổi kinh nghiệm nuôi chim, cung ứng con giống, chim thịt cho thị trường và nông dân.Có thể bạn quan tâm

Bà Nguyễn Thanh Hà, phó giám đốc chợ đầu mối Thủ Đức, cho hay còn mở thêm khu vực đậu xe cho các thương lái, nhà vườn vận chuyển hàng từ các tỉnh phía Bắc đến chợ trực tiếp kinh doanh. Tuy nhiên, người kinh doanh ở chợ này cũng tiếc rẻ: “Nếu các tỉnh làm sớm hơn thì sẽ rất thuận lợi vì thời gian tiêu thụ kéo dài, đến thời điểm này nhiều đầu mối kinh doanh đã ký kết hợp đồng hết rồi”.

Từ giữa tháng 10 đến nay, gia đình ông Cao Văn Nam ở thôn 6, xã Đắk N’Drót (Đắk Mil) đang tất bật với công việc thu hoạch cà phê. Sau một năm vất vả chăm sóc, đến nay, gia đình ông ai cũng phấn khởi vì năm nay cà phê không những trúng mùa mà giá cả còn ổn định ở mức trên 41.000 đồng/kg, cao hơn nhiều so với vụ trước.

Trước đó, khi cà chua ở Lâm Đồng (chủ yếu ở huyện Đơn Dương) vào chính vụ thì giá mặt hàng này lại rớt thê thảm khiến hàng trăm tấn cà chua bị nông dân mang đi đổ.

Ngày 25-11, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) để nghe báo cáo về Chương trình phát triển các loại cây trồng chủ lực và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015.

Trại giống Tân Khánh Đông - TP.Sa Đéc vừa phối hợp Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN-KN) thành phố chuyển giao 2.000 cây hoa chuông cấy mô (còn gọi là hoa phú quý, tử la lan) cho 8 nông dân khóm Sa Nhiên - phường Tân Quy Đông trồng thử nghiệm năm đầu tiên. Nguồn kinh phí do Trung tâm KN-KN tỉnh hỗ trợ.