Nuôi Trâu Cho Thu Nhập Cao

Trong điều kiện khó khăn chung hiện nay của ngành nông nghiệp tỉnh Bình Phước, việc tìm mô hình trong chăn nuôi, trồng trọt để nâng cao cuộc sống luôn là bài toán đặt ra với các hộ nông dân. Tìm lời giải cho bài toán đó, gia đình ông Nguyễn Hữu Đức ở tổ 19, ấp 11, xã Minh Hưng (Chơn Thành) đã thực hiện mô hình nuôi trâu.
Năm 2009, con đường trung tâm hành chính đi xã Minh Hưng đưa vào sử dụng. Dọc hai bên đường chưa có người dân đến ở, chỉ có thảm cỏ xanh tốt chạy dài gần 6km. Thấy vậy, ông Đức đầu tư nuôi trâu, bởi cỏ sẵn có; thị trường thịt trâu hút hàng và việc chăm sóc trâu khá dễ. Ban đầu, đàn trâu có 7 con, nay đã tăng lên 40 con. Trung bình mỗi năm, một con trâu sau khi trừ chi phí lời 4 triệu đồng.
Ông Đức cho biết, mùa khô không có cỏ thì xuất bán đàn trâu, chỉ giữ lại một số con khỏe để làm giống. Cuối mùa khô gây đàn trở lại. So những con vật khác, trâu sinh sản chậm, chu kỳ trung bình 3 năm đẻ 2 lứa. Tuy nhiên, việc xuất bán tương đối ngắn, nuôi trâu con được một năm thì có thể bán với giá 20 triệu đồng/con.
Trâu là động vật có sức đề kháng tốt. Điểm yếu của trâu là chịu rét kém, khi trời lạnh thì sưởi ấm bằng cách đốt mùn cưa ở đầu ngọn gió nơi trâu nằm. Hàng năm, rắc vôi và phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng trại 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa. Để cải thiện thêm thức ăn cho trâu, ông Đức cho đàn trâu ăn thêm vỏ và xơ mít.
Theo ông Đức, nuôi trâu nếu chủ động cỏ sẽ cho thu nhập cao. Với đàn trâu 40 con, chỉ chăn nuôi tập trung vào mùa mưa nhưng gia đình ông đã có nguồn lợi gần 100 triệu đồng/năm.
Có thể bạn quan tâm

Với 2 ha đất nuôi tôm sú chuyên canh gặp rũi ro liên tiếp, khó khăn hoàn khó khăn, anh chuyển sang thực hiện mô hình tôm-lúa, sử dụng giống mới, gieo sạ thưa, phân bón cân đối, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Vụ lúa thu hoạch, anh cải tạo mương, phơi ao, bón vôi, chủ động rửa phèn, mặn

Giá cà phê, hồ tiêu, cao su ... thời gian qua liên tục biến động theo hướng tăng mạnh đã khiến người dân ở nhiều tỉnh Tây Nguyên đua nhau mở rộng diện tích, chuyển đổi cây trồng bất chấp khuyến cáo, quy hoạch

Ngư dân Phan Văn Dầu (52 tuổi, phường Trần Phú, TP. Quy Nhơn) cho biết, vào khoảng 4h sáng nay, khi đi kiểm tra lưới cách bờ khoảng 100m thì bất ngờ phát hiện một con cá mập trắng vẫn còn sống mắc kẹt trong lưới. Ông Dầu đã phải hô gọi một số người quen trợ giúp để đưa cá vào bờ

Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh đã đứng ra làm trung gian trong hợp đồng trồng cà tím giữa Công ty Duyên Hải và bà con nông dân ở Bưng Riềng. Hợp đồng 3 bên - 4 nhà (3 bên là người nông dân, người thu mua và đại diện địa phương, 4 nhà là nông dân, chính quyền, doanh nghiệp và nhà khoa học) đã được ký kết

Điều là một trong những cây trồng chủ lực của Bình Phước, góp phần không nhỏ trong việc xóa đói giảm nghèo cho nông dân. Tuy nhiên, giá đang giảm mạnh khiến hàng trăm hộ dân trồng điều lo lắng, băn khoăn không biết nên tiếp tục duy trì loại cây này hay chặt bỏ...